| Hotline: 0983.970.780

Hết viêm đa khớp và đau dạ dày nhờ ăn gạo lức

Thứ Bảy 30/12/2017 , 15:50 (GMT+7)

Cô Nguyễn Thị Nga, cán bộ về hưu, sinh năm 1952, sinh sống ở Quận 7, TpHCM đã sử dụng gạo lức theo thực dưỡng để chữa lành các bệnh mất ngủ, viêm đa xoang mãn tính, viêm đa khớp, viêm dạ dày do vi khuẩn HP...

Các bệnh này đã theo cô hàng chục năm trời. Cô là cán bộ y tế từng được tu nghiệp ở Tiệp Khắc.

17-04-09_trng_38
Cô Nguyễn Thị Nga

Những năm 2010-2012, gia đình xảy ra nhiều chuyện buồn liên tiếp: Mẹ, Bố và các anh lần lượt ra đi. Điều này khiến tâm lý cô bất ổn, gây mất ngủ nghiêm trọng. Cô trải qua ba năm mất ngủ, làm cơ thể suy yếu. Các bệnh cũ thừa cơ hoành hành. Cô đã chữa trị với nhiều bác sỹ, tiến sỹ đầu ngành y ở cả Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh từ Đông y sang Tây y nhưng các bệnh không thuyên giảm mà còn chuyển sang trầm cảm. Các bác sỹ đã cho cô uống nhiều loại thuốc tốt và kháng sinh nhưng bệnh không giảm mà có lúc còn nặng thêm, lờ đờ như người mất hồn. Cơ thể cô mệt mỏi liên tục, rất lười đi đứng. Xác thân tàn tạ.

Bệnh viêm đa khớp làm tay chân của cô run. Chân không giữ dép được, cô phải mang dép có quai hậu. Tay run không viết được. Hôm đến ngân hàng rút tiền, cô phải bảo với nhân viên ngân hàng rằng cô đang bệnh nên chữ viết và chữ ký đều chệch choạch. Nếu ngân hàng không chấp nhận thì cô sẽ điểm chỉ.

Chứng viêm đa xoang đã chuyển sang mãn tính. Cô đã nhờ đến nền y khoa Tiệp Khắc chữa trị nhưng vẫn không hết được.

Về Việt Nam, cô đã nội soi dạ dày 6 lần do viêm dạ dày vi khuẩn Helicobacter pylori, uống nhiều loại kháng sinh nhưng đâu vẫn hoàn đấy.

Tình cờ, chồng cô sang chơi và thăm nhà cô Cúc, người chị bà con theo thực dưỡng hơn 50 năm. Biết cô Cúc chuẩn bị đi Nha Trang du lịch và nghỉ dưỡng, chồng cô quyết định cho cô đi theo và ăn theo phương pháp thực dưỡng.

Cô nhớ lại những ngày ở Nha Trang là cuộc chiến đấu kiên cường của cô với bệnh tật. Cô được hướng dẫn ăn 100% cơm lức với muối mè (ăn số 7) và uống nước gạo lức rang. Mấy ngày đầu phản ứng thải độc xảy ra dữ dội, người mệt rã rời, đi không nổi chỉ muốn nằm, nhiều lúc muốn xỉu. Có hôm cô cố gắng đi dạo biển nhưng đi nửa chừng phải về lại nhà nghỉ vì mệt không chịu được.

Cô phải dùng hết nghị lực và quyết tâm để vượt qua giai đoạn thải độc. Nhiều người thường bỏ cuộc ở giai đoạn này vì không chịu nổi sự hành hạ về thể xác hoặc thiếu tự tin. Đôi lúc cô muốn về lại TPHCM để gần các bệnh viện lớn, nhưng với sự thương yêu, giúp đỡ của cô Cúc mà cô tự nhủ "kiên quyết chiến đấu đến cùng”.

Đến ngày thứ 10, tình trạng sức khỏe tốt hơn, đi lại thoải mái. Trong vòng nửa tháng dần dần ngủ lại được, có hôm cô ngủ từ 9 tối đến 4 giờ sáng. Ngủ được cô mừng lắm vì ngủ được sẽ phục hồi sức khỏe. Hôm mang dép được, cô vui mừng gọi cô Cúc “chị ơi em mang dép được rồi”. Rồi đến lượt viết được cô cũng reo lên “chị ơi em viết được rồi”. Dần dần sức khỏe của cô hồi phục trở lại. Hai chị em lưu lại Nha Trang một tháng rưỡi để an dưỡng, vừa thực hành thực dưỡng, vừa học thiền năng lượng và vừa tập dịch cân kinh trên bãi biển.

Chuẩn bị cho chuyến Nha Trang, cô mang theo rất nhiều thuốc Tây cho các chứng bệnh hiện hữu nhưng trên đường đi cô quyết định không uống thuốc nữa. Trong suốt thời gian ở Nha Trang và cho đến nay là 5 năm rồi cô không uống thuốc Tây nữa. Cảm ơn cô Cúc vừa đóng vai trò an ủi, động viên vừa đóng vai trò thầy thuốc chữa bệnh. Chủ nhà ở Nha Trang đã phải thốt lên: mừng cho chị Nga khi tới Nha Trang là một bệnh nhân và khi trở về TPHCM trở thành người du lịch.

Khi về nhà, cô ăn uống kết hợp với tập luyện rất nghiêm túc. Cô lập thực đơn và lên lịch cho cả 3 bữa sáng trưa chiều. Cô thực hiện ăn đúng giờ, ngủ đúng giấc, tuyệt đối không thức quá giờ đi ngủ. Cô nói phải nghiêm khắc với chính mình.

Chế độ ăn hiện tại của cô chính là gạo lức với một ít rau củ. Khi nào thấy không khỏe, cô liền ăn số 7. Cô ăn thêm bắp ngô, trái cây sạch và rau trồng tại vườn nhà. Những lúc ăn vui vẻ với gia đình thỉnh thoảng cô ăn một ít thịt cá để dung hòa cuộc sống với người thân. Khi đi du lịch, cô mang theo thức ăn thực dưỡng như cơm lứt, bún, hủ tiếu lứt, xôi bắp và rong biển để cuốn cơm lứt.

Cô chia sẻ: “Thực dưỡng giúp tôi suy nghĩ trẻ trung hơn so với tuổi, không bị già trong suy nghĩ. Bẩm sinh, tôi là người hoạt bát. Gạo lức đã trả lại cho tôi sự nhanh nhẹn vốn có, vẫn tràn đầy năng lượng, mặc dù tuổi này có thể gọi là lão rồi.”

Theo cô, người bắt đầu ăn thực dưỡng nên đọc sách để hiểu biết lý thuyết sâu sắc trước khi thực hành. Khi đã có cơ sở lý luận, người mới ăn không bị lung lay bởi những ý kiến trái chiều của người khác. Tuy nhiên, phải biết áp dụng linh động theo thể trạng của từng người chứ không hoàn toàn áp dụng máy móc theo sách.

Cô nói thực dưỡng rất có lợi cho sức khỏe nhưng ít người hiểu được điều này. Đó là vấn đề khó khăn để thực dưỡng phát triển rộng trong xã hôi. Về mặt dinh dưỡng, trong lớp cám của gạo lứt có các vitamin B1, B6 và các dưỡng chất có lợi cho cơ thể.

Tâm sự của người phụ nữ ăn gạo lứt ở mùa xuân thứ 66: “Thực dưỡng giúp tôi suy nghĩ trẻ trung hơn so với tuổi, không bị già trong suy nghĩ!”

Hiện tại nhiều người bị bệnh một phần là do ăn thực phẩm bẩn và sống trong môi trường bị ô nhiễm. Thực phẩm quan trọng lắm, các cụ nói “Bệnh tòng khẩu nhập” nghĩa là bệnh theo miệng mà vào. Thực phẩm sạch bây giờ ít lắm và đắt, còn bị thương mại hóa nên bẩn sạch lẫn lộn. Môi trường hiện giờ ô nhiễm quá, nhiều chất độc được thải vào môi trường. Con người chạy theo cuộc sống vật chất nhiều hơn chạy theo đời sống tinh thần. Ngày xưa, cuộc sống phẳng lặng hơn, an bình hơn. Sử dụng thực dưỡng để phòng bệnh là cách an toàn, hiệu quả và tiết kiệm.

Cô nói: “Ngày xưa các cụ rất chú trọng đến thai giáo. Giai đoạn trong thai mẹ là thời kỳ quan trọng nhất trong cả cuộc đời em bé. Giai đoạn này hình thành các tế bào đầu tiên, tế bào gốc cho em bé. Nếu thai phụ sử dụng đúng thực phẩm, đúng dinh dưỡng sẽ cho em bé những tế bào khỏe mạnh và em bé sinh ra sẽ được khỏe mạnh hoàn toàn. Thực dưỡng giúp thai phụ chọn được thức ăn đúng. Các cụ ngày xưa dùng nước cơm làm sữa cho em bé uống mà em bé nào cũng khỏe mạnh chắc nịch, chứ đâu có sữa bò, sữa dê như hiện nay. Gạo ngày xưa vẫn còn lớp cám, không xay xát trắng như gạo hiện nay.”

Hiện nay cô giúp chồng nghiên cứu và phát triển các dạng thực phẩm tự nhiên giàu dinh dưỡng mà không sử dụng chất bảo quản với tên gọi FOVINA (Food Vital Natural).

Cô đúc kết: “Mỗi người mạnh khỏe thì gia đình mạnh khỏe. Gia đình mạnh khỏe thì xã hội mạnh khỏe và đất nước vững mạnh.”

(Kiến thức gia đình số 51)

Xem thêm
Sai lầm dinh dưỡng tạo cơ chế phát sinh tế bào ung thư

Sai lầm dinh dưỡng được các nhà khoa học xác định là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến các loại bệnh ung thư trực tiếp đe dọa sức khỏe cộng đồng hiện nay.

Sang chấn tâm lý sau bạo hành, làm sao hóa giải?

Sang chấn tâm lý ở những người từng bị bạo hành, luôn có những diễn tiến phức tạp, mà sự tổn thương ảnh hưởng đến cả cá nhân lẫn cộng đồng.

Đức lang quân nóng lòng có con trai nối dõi

Đức lang quân dù không tôn thờ quan niệm ‘trọng nam khinh nữ’ nhưng vẫn muốn có con trai nối dõi để khỏi bị thiệt thòi thừa kế gia sản.

Máu nhiễm mỡ và hệ lụy từ lối sống không kiểm soát

Máu nhiễm mỡ diễn ra âm thầm nhưng lại phát sinh nhiều biến chứng khó lường, nếu mỗi người không có ý thức phòng ngừa trong ăn uống và sinh hoạt.

Chúng ta ở quãng nào?

Nhiều người vẫn chép miệng tiếc nuối 'Sao thời xưa nghèo mà yên thế?'. Có thể họ muốn nói đến thời bao cấp chăng?

Những điều người bệnh đái tháo đường cần lưu ý để phòng ngừa biến chứng

Bệnh đái tháo đường đang tăng nhanh, đặc biệt tại các nước khu vực châu Á, trong đó có Việt Nam. Bệnh có nhiều biến chứng nguy hiểm, tỷ lệ tử vong cao.

117 gian hàng kết nối tinh hoa đông y Việt Nam và quốc tế

Với 117 gian hàng là cơ hội để khách tham quan gặp gỡ chuyên gia, tìm hiểu sâu về giá trị của y học cổ truyền, khám phá giải pháp giúp sức khỏe lành mạnh.

Bình luận mới nhất