| Hotline: 0983.970.780

Giảm lượng giống gieo sạ, tăng năng suất và lợi nhuận cho người trồng lúa

Thứ Hai 08/06/2020 , 15:44 (GMT+7)

Cơ giới hóa trong canh tác lúa, đặc biệt là ứng dụng gieo cấy bằng máy đang được ngành nông nghiệp hỗ trợ và khuyến cáo nông dân áp dụng.

Tọa đàm tại hiện trường về ứng dụng cơ giới hóa giảm lượng gieo sạ trong sản xuất lúa tại Đồng Tháp. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Tọa đàm tại hiện trường về ứng dụng cơ giới hóa giảm lượng gieo sạ trong sản xuất lúa tại Đồng Tháp. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Nhằm đẩy mạnh ứng dụng cơ giới hóa để trong khâu gieo sạ, sản xuất lúa theo hướng an toàn, bền vững và đạt hiệu quả cao, ngày 8/6, tại xã Mỹ Đông, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia tổ chức tọa đàm “Ứng dụng cơ giới hóa để giảm lượng gieo sạ trong sản xuất lúa”.

Tại buổi tọa đàm, các diễn giả đến từ Cục Trồng trọt, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đều cho rằng hiện nay, cơ giới hóa trong canh tác lúa, đặc biệt là ứng dụng vào khâu gieo cấy đang được ngành nông nghiệp hỗ trợ và khuyến cáo nông dân áp dụng. Cơ giới hóa khâu gieo cấy, không chỉ góp phần gia tăng năng suất, chất lượng lúa hàng hóa, mà còn giúp nông dân giảm chi phí sản xuất, gia tăng lợi nhuận.

Ông Nguyễn Văn Đoan, Phó Văn phòng Cục Trồng trọt phía Nam cho biết, ĐBSCL là vựa lúa lớn của cả nước. Qua khảo sát thực tế, lượng giống gieo bình quân khoảng 150 kg/ha, nhu cầu lượng giống hàng năm gần 600 nghìn tấn/vụ cho khoảng 4 - 4,2 triệu ha.

Ứng dụng cơ giới hóa trong khâu gieo cấy giúp nông dân giảm chi phí sản xuất, gia tăng lợi nhuận. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ứng dụng cơ giới hóa trong khâu gieo cấy giúp nông dân giảm chi phí sản xuất, gia tăng lợi nhuận. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Hiện nông dân đã nhận thức được lợi ích của các chương trình khuyến cáo của ngành nông nghiệp về vấn đề sử dụng lượng giống trong gieo sạ. Ông Đoan so sánh, năm 2015, lượng giống gieo sạ dưới 100 kg/ha chỉ dưới 5%, lượng giống gieo sạ 100 – 150 kg/ha chiếm khoảng 35 – 40% và còn lại gieo sạ trên 150 kg/ha, thậm chí có những địa phương sử dụng đến 250 – 300 kg, nhất là cả tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ.

Qua 4 năm sau thực hiện chương trình giảm lượng giống gieo sạ, đến năm 2019, lượng giống gieo sạ từ 80 – 100 kg chiếm khoảng 10 – 15%, lượng giống gieo sạ 100 – 150 kg chiếm 50 – 70%, gieo sạ trên 150 kg/ha đã giảm đáng kể.

Theo ông Đoan, nếu sử dụng khoảng 80 kg/ha, nông dân có điều kiện sử dụng giống lúa có chất lượng cao ở cấp xác nhận từ 70% trở lên, chi phí đầu tư giảm từ 3 – 4 triệu/ha, lợi nhuận tăng thêm 5 – 6 triệu đồng/ha. Thêm vào đó, nếu gieo trồng đúng mật độ sẽ giúp cây sinh trưởng khỏe, năng suất cao và năng suất ổn định; từ đó, hạt lúa đồng đều hơn, chi phí sản xuất giảm, khả năng cạnh tranh cao hơn.

Việc ứng dụng máy cấy, máy sạ hàng có thể giảm 60 – 70% lượng giống, giảm 15 – 20% phân bón, giảm 30 – 40% thuốc BVTV, tăng năng suất 10 – 12% (tương đương 5 – 7 tạ/ha). Ảnh: Lê Hoàng Vũ

Việc ứng dụng máy cấy, máy sạ hàng có thể giảm 60 – 70% lượng giống, giảm 15 – 20% phân bón, giảm 30 – 40% thuốc BVTV, tăng năng suất 10 – 12% (tương đương 5 – 7 tạ/ha). Ảnh: Lê Hoàng Vũ

Ông Ngô Văn Đây, Phó Văn phòng Thường trực tại Nam bộ - Trung tâm Khuyến nông Quốc gia cho rằng, cơ giới hóa sản xuất lúa hiện nay ở ĐBSCL đạt được nhiều kết quả, tuy nhiên việc ứng dụng cơ giới hóa trong khâu xuống giống chỉ đạt 5%. Trong thời gian gần đây, có nhiều sản phẩm cơ giới có thể hỗ trợ trong việc gieo sạ lúa như máy cấy, thiết bị bay không người lái, bình phun xịt tự động, máy sạ hàng…

Việc ứng dụng cơ giới như máy cấy, máy sạ hàng có thể giảm được khoảng 60 – 70% khối lượng giống, giảm 15 – 20% phân bón, giảm 30 – 40% thuốc BVTV, tăng năng suất 10 – 12% (tương đương 5 – 7 tạ/ha). Đặc biệt, việc cấy lúa bằng máy sẽ góp phần tăng khả năng chống chịu với điều kiện khí hậu cực đoan như hiện nay.

“Hiện nông dân ưu tiên lựa chọn các giống lúa ngắn ngày, nhưng khi sử dụng máy cấy cần chọn giống có thời gian sinh trưởng trên 95 ngày. Mặt khác, mạ cấy lý tưởng là 10 – 13 ngày tuổi, bình quân khay mạ sử dụng từ 180 – 200 gram lúa. Mật độ cấy từ theo giống lúa và điều kiện thâm canh nhưng cần đảm bảo bụi cách bụi trên hàng từ 16 - 18 cm trở lên, 18 - 25 khóm/m2. Bón phân tuân thủ “nặng đầu, nhẹ cuối”, 70% lượng đạm tập trung lúa ở giai đoạn từ 12 – 20 ngày tuổi sau cấy” ông Đây lưu ý.

Xem thêm
Kiến nghị Bộ Tài chính thống nhất cách tính thuế VAT với thức ăn chăn nuôi

Các hội và hiệp hội vừa có văn bản gửi Bộ Tài chính, đề nghị áp dụng thống nhất quy định về thuế giá trị gia tăng đối với sản phẩm thức ăn chăn nuôi.

Bị xử phạt 5,5 triệu đồng do vứt xác lợn chết ra môi trường

TUYÊN QUANG Từ 19 đến 22/7, tỉnh Tuyên Quang buộc phải tiêu hủy 5.481 con lợn mắc dịch tả lợn Châu Phi tại 376 hộ thuộc 114 thôn, 22 xã, với tổng trọng lượng hơn 304 tấn.

Nhà máy đường An Khê mở rộng thêm 2.000 hecta mía nguyên liệu mỗi vụ

GIA LAI Theo kế hoạch, mỗi vụ sản xuất Nhà máy đường An Khê sẽ mở rộng diện tích vùng nguyên liệu mía thêm 2.000 hecta.

Thiếu dữ liệu, nông hộ cà phê khó đáp ứng quy định EUDR

Hơn 600.000 nông hộ cà phê Việt Nam đối mặt thách thức lớn khi EU siết yêu cầu truy xuất và chống mất rừng từ cuối năm 2025.

Tiết kiệm hơn 30% chi phí phân bón nhờ phương pháp dúi phân

SƠN LA Phương pháp bón dúi phân kết hợp kỹ thuật cấy hàng rộng - hàng hẹp giúp giảm thất thoát, giảm số lần bón phân, chi phí phân bón giảm khoảng 30%, hạn chế sâu bệnh.

Chứng nhận MarinTrust: Cánh cửa giúp bột cá Việt vượt rào cản IUU

TP.HCM Sáng 24/7, Chi hội Bột cá, dầu cá Bà Rịa - Vũng Tàu và Phân viện Nghiên cứu Hải sản phía Nam tổ chức tập huấn chứng nhận MarinTrust và thực hành IUU.

Trồng rừng bền vững, gặt lợi đa tầng

Vĩnh Long Với người dân, rừng không chỉ là 'lá chắn' gió biển, mà còn là sinh kế thiết thân của những phận đời miệt biển.

Bình luận mới nhất