| Hotline: 0983.970.780

Giải phóng sức sáng tạo cho khoa học lâm nghiệp

Thứ Năm 15/05/2025 , 09:37 (GMT+7)

Nguồn lực và cơ chế, chính sách từ Nghị quyết 57 được kỳ vọng sẽ gỡ được tình trạng 'hồ sơ tài chính nhiều hơn hồ sơ khoa học'.

Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đã có nhiều hợp tác trong nghiên cứu với các đối tác quốc tế, điển hình như Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ. Ảnh: Tùng Đinh.

Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đã có nhiều hợp tác trong nghiên cứu với các đối tác quốc tế, điển hình như Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ. Ảnh: Tùng Đinh.

Giải phóng sức sáng tạo

Nghị quyết 57-NQ/TW về "Đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" được kỳ vọng sẽ đem lại sự thay đổi về cơ chế, tài chính, nhân sự và sở hữu trí tuệ, từ đó giúp giới khoa học giải phóng sức sáng tạo.

PGS.TS Phí Hồng Hải, Phó Giám đốc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam cho rằng, những thay đổi về cơ chế tài chính hứa hẹn sẽ đem lại nhiều thay đổi tích trong công tác làm khoa học. Với cơ chế tài chính thông thoáng, khoán đến sản phẩm cuối và hoạt động theo mô hình quỹ, Nghị quyết 57 sẽ giải quyết được những khó khăn trước đây của hệ thống quản lý các nhiệm vụ khoa học công nghệ (KHCN) vận hành theo kế hoạch năm.

Bên cạnh đó là thay đổi về cơ chế thanh quyết toán cho các cơ quan nghiên cứu, dù vẫn có những cơ chế chung khi sử dụng ngân sách nhưng được đánh giá là sẽ linh hoạt hơn nhiều, tránh tình trạng "hồ sơ tài chính nhiều hơn hồ sơ khoa học".

Việc liên danh, liên kết của các cơ quan nghiên cứu, cán bộ được tham gia vào doanh nghiệp sẽ giúp các đơn vị chuyển giao sản phẩm KHCN nhanh hơn, chủ động được nguồn thu, hoạt động tự chủ một cách hiệu quả hơn, từ đó nâng cao đời sống của cán bộ cũng như hạn chế việc chảy máu chất xám.

Các thành quả nghiên cứu của Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đã được ứng dụng rộng rãi trong thực tế. Ảnh: Tùng Đinh.

Các thành quả nghiên cứu của Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đã được ứng dụng rộng rãi trong thực tế. Ảnh: Tùng Đinh.

Về nguồn lực, ngoài ngân sách trực tiếp, các đơn vị nghiên cứu cũng mong muốn được hỗ trợ thêm về hạ tầng, trang thiết bị. Để làm được điều đó, các nhà khoa học đã đề cập đến việc rà soát, sửa đổi và xây dựng một bộ định mức đảm bảo đúng, đủ để xây dựng kế hoạch đầu tư phù hợp.

Theo PGS.TS Phí Hồng Hải, một vấn đề nữa được các nhà khoa học mong chờ là chấp nhận rủi ro trong nghiên cứu. "Trong ngành lâm nghiệp, đề tài thường kéo dài trong nhiều năm, nhiều nguy cơ bị ảnh hưởng hoặc sản phẩm cuối không được như kỳ vọng, do đó việc chấp nhận rủi ro trong nghiên cứu giúp các nhà khoa học yên tâm hơn", ông Hải chia sẻ.

Về đầu tư nguồn lực, ông Hải cho biết các đơn vị hiện nay đa phần đều có Quỹ phát triển sự nghiệp khoa học nhưng còn hạn chế. Trong bối cảnh các đề tài nhà nước đặt hàng khó có thể phủ kín được các chuyên ngành như hiện nay, việc bổ sung ngân sách vào quỹ này để các đơn vị tự tổ chức đề tài nghiên cứu dựa vào đánh giá nhu cầu thực tiễn và trên chức năng, nhiệm vụ của mình là rất cần thiết.

Nghị quyết 57 cũng gỡ thêm một nút thắt ở sản phẩm khoa học đó là cho phép cơ quan chủ trì nghiên cứu toàn quyền sử dụng sản phẩm của mình. Điều này giúp quá trình chuyển giao thuận lợi hơn, thành tựu KHCN đi vào đời sống nhanh hơn.

Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đang hỗ trợ nhiều đơn vị sản xuất rừng gỗ lớn. Ảnh: Tùng Đinh.

Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đang hỗ trợ nhiều đơn vị sản xuất rừng gỗ lớn. Ảnh: Tùng Đinh.

Thay đổi đầu tiên là con người

Sau khi Nghị quyết 57 ra đời, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đã xây dựng kế hoạch thực hiện Nghị quyết. Theo đó, những thay đổi đầu tiên sẽ thuộc về con người và cơ sở vật chất. "Hiện nay, hệ thống máy móc, thiết bị nghiên cứu chất lượng chưa đồng bộ, cần phải nâng cấp mới đáp ứng được yêu cầu làm khoa học. Vì vậy, Viện định hướng xây dựng phòng thí nghiệm chuẩn ViLaB, tập trung vào các lĩnh vực công nghệ sinh học, nghiên cứu sâu bệnh hại, nghiên cứu về môi trường rừng, khoa học gỗ, giám định gỗ và xây dựng cơ sở dữ liệu ADN mã vạch để phục vụ giám định loài, gỗ và phục vụ bảo tồn phát triển nguồn gen cây lâm nghiệp.

Về con người, ông Hải cho biết sẽ nghiên cứu, thành lập các nhóm nghiên cứu chủ lực, với những nhân sự chất lượng cao, tập trung hoạt động trong các lĩnh vực thuộc chiến lược phát triển của ngành nông nghiệp và môi trường.

Cùng với đó, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam cũng xác định sẽ đẩy mạnh liên danh, liên kết, từ đó tăng nguồn thu, đảm bảo hoạt động tự chủ tài chính hiệu quả, ổn định. Đồng thời tăng cường liên kết nội bộ giữa các viện chuyên đề tại Hà Nội với các trung tâm ở các vùng để nâng cao năng lực sản xuất khi cần và tăng hiệu quả chuyển giao công nghệ.

Cung cấp 90% giống cây lâm nghiệp

Những năm vừa qua, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đã có nhiều kết quả nghiên cứu được ứng dụng vào sản xuất và đem lại hiệu quả cao cho người trồng rừng và khai thác, chế biến gỗ. Nổi bật nhất trong công tác nghiên cứu của Viện là các giống cây lâm nghiệp. Theo ông Phí Hồng Hải, hiện nay khoảng hơn 90% giống cây lâm nghiệp đang sản xuất là của Viện nghiên cứu, chọn tạo, trong đó khoảng 45 giống đã được sử dụng phổ biến.

Trong 5 năm gần đây, đơn vị đã nghiên cứu ra 73 giống cây lâm nghiệp mới, trong đó chủ yếu là những loài phục vụ trồng rừng sản xuất, rừng gỗ lớn theo đúng chiến lược của ngành với diện tích lớn như keo, bạch đàn. Bên cạnh đó là một số loài cây bản địa có triển vọng và các cây lâm sản ngoài gỗ.

Hệ thống máy giám định gỗ do Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam phối hợp với Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ triển khai. Ảnh: Tùng Đinh.

Hệ thống máy giám định gỗ do Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam phối hợp với Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ triển khai. Ảnh: Tùng Đinh.

"Từ công tác nghiên cứu, chúng tôi sản xuất ra được những giống cây lâm nghiệp có chất lượng tốt, năng suất đạt trung bình từ 20 – 30m3/ha/năm, thậm chí có nơi lên đến 40m3 nếu điều kiện thuận lợi", ông Hải thông tin.

Ngoài ra, các nhà khoa học của Viện cũng ứng dụng công nghệ để cải thiện chất lượng gỗ như tăng khối lượng riêng, giảm co móp khi chế biến hay tạo ra những loại gỗ có sợi dài...

Về ứng dụng công nghệ sinh học, hiện nay Viện đã dùng chỉ thị phân tử để chọn tạo giống. Tổ chức sản xuất bằng biện pháp nuôi cây mô để đảm bảo sự đồng đều, sạch bệnh và giảm chi phí.

Ngoài ra, một số công nghệ khác đã được ứng dụng như dùng sóng âm để đánh giá chất lượng cây mà không cần đốn, xẻ hay tạo đột biến tam bội trên cây keo để khiến cây bất thụ, giảm tái sinh ngoài mong muốn.

Trong lĩnh vực lâm sinh, các thiết bị, công nghệ tối tân cũng được ứng dụng để nghiên cứu các biện pháp thâm canh trồng rừng bền vững kết hợp với cải tạo, chống thoái hóa đất.

Có thể dùng máy scan để xác định tính chất, vị trí, mật độ của rễ nhằm tính toán định lượng, thời điểm và độ sâu bón phân phù hợp. Sử dụng drone cùng hệ thống phần mềm thế hệ mới để tính toán sinh khối rừng.

Để ứng dụng tiến bộ KHCN và khai thác thông tin hiệu quả hơn trong tương lai, hiện nay Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đã xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu gỗ, ADN có thể tra cứu bằng mã vạch.

Liên quan đến khoa học công nghiệp rừng, những năm qua, Viện đã nghiên cứu, tạo ra nhiều vật liệu mới đáp ứng được yêu cầu của thị trường dựa vào các công nghệ chế biến tiên tiến. Chất lượng gỗ được cải thiện bằng các phương pháp chế biến, sản xuất, ví dụ như ép nhiều lớp, biến tính nhiệt hay tạo khung hình. Viện cũng đã nghiên cứu, sản xuất được các chế phẩm bảo quản gỗ thân thiện với môi trường, đúng với định hướng phát triển của ngành.

Xem thêm
Chăn nuôi Thái Nguyên nổi bật nhờ công nghệ: [Bài 2] Xây dựng chuỗi liên kết sâu

THÁI NGUYÊN Chăn nuôi theo chuỗi liên kết sâu không chỉ quản lý chặt chẽ con giống, dịch bệnh đến khi xuất chuồng mà còn giúp người dân tiếp cận với khoa học kỹ thuật hiện đại.

Hà Nội tạm giữ 800kg trứng gà non, tràng gà không rõ nguồn gốc

Lực lượng chức năng phát hiện 800kg trứng gà non, tràng gà đông lạnh không rõ nguồn gốc tại quận Hoàng Mai, Hà Nội, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn thực phẩm.

Thanh Hóa: Tới vụ thu hoạch, lúa vẫn thẳng đơ

Một số địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa xảy ra tình trạng lúa vụ xuân không kết hạt, tỷ lệ hạt lép cao.

Hợp tác nghiên cứu và chuyển giao công nghệ canh tác sầu riêng

ĐẮK LẮK Chiều 12/5, Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên và Hiệp hội sầu riêng Đắk Lắk ký hợp tác nghiên cứu, chuyển giao công nghệ trong canh tác sầu riêng.

Tối ưu vận hành liên hồ chứa bằng công nghệ và dữ liệu

Khi tài nguyên nước trở nên khan hiếm và biến động khó lường, ngành thủy lợi chủ động tái cấu trúc cách thức quản lý dựa trên nền tảng công nghệ và dữ liệu.

Đồng Tháp tập huấn về AI cho cán bộ và người dân

Đồng Tháp tổ chức tập huấn AI nhằm nâng cao nhận thức chuyển đổi số cho cán bộ, công chức, viên chức và người dân trên địa bàn tỉnh.

Thủ phủ tôm giống công nghệ cao: [Bài 1] Chiếm hơn 30% sản lượng con giống cả nước

Ninh Thuận được mệnh danh là thủ phủ tôm giống của cả nước, bởi địa phương này có 460 cơ sở sản xuất và chiếm hơn 30% sản lượng tôm giống toàn quốc.