| Hotline: 0983.970.780

'Giấc mơ sen' Đồng Tháp

Thứ Hai 05/09/2022 , 14:40 (GMT+7)

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan nhấn mạnh, khai thác giá trị cây sen Đồng Tháp chỉ đơn thuần về kinh tế, mà còn các giá trị sâu hơn về văn hóa, tinh thần...

UBND tỉnh Đồng Tháp vừa tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Chế biến sâu và giải pháp phát triển giá trị sản phẩm sen tỉnh Đồng Tháp”. Tham gia hội thảo có Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan, các chuyên gia, nhà khoa học, doanh nghiệp và nông dân trồng sen trên địa bàn tỉnh.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan (phải) phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Sen là biểu tượng đặc trưng của tỉnh Đồng Tháp và là 1 trong 6 sản phẩm chủ lực được tỉnh chọn tái cơ cấu nông nghiệp. Do đó, cùng với việc nâng cao hình ảnh sen, những năm qua, tỉnh đã có nhiều nỗ lực để nâng tầm giá trị cho cây sen, tuy nhiên hiệu quả sản xuất, giá trị sản phẩm sen của tỉnh vẫn chưa phát huy hết tiềm năng.

Hạn chế về công nghệ, quy mô, chất lượng, sự liên kết chưa bền vững giữa doanh nghiệp và nông dân khiến hiệu quả kinh tế sản phẩm sen mang lại chưa như mong đợi. Về mặt sản phẩm, hiện sen chỉ được khai thác ở khía cạnh thực phẩm, trong khi các lĩnh vực như dược phẩm, mỹ phẩm, du lịch mang lại giá trị rất lớn nhưng chưa được khai thác hiệu quả...

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan cho rằng, cây sen không chỉ dừng lại ở giá trị kinh tế mà rộng hơn, sâu hơn còn có các giá trị về văn hoá, giá trị vô hình để làm nền cho các giá trị hữu hình về kinh tế. Theo Bộ trưởng, nếu nhà quản lý, doanh nghiệp, nông dân biết viết tiếp “giấc mơ sen” một cách sâu hơn, sẽ tạo ra giá trị khác cho mặt hàng sen.

“Tôi biết mỗi người dân Đồng Tháp đều có một tình yêu đặc biệt đối với sen, nhưng để biến “giấc mơ sen” thành hiện thực, chúng ta hãy yêu say mê hơn nữa, vì khi có tình yêu thật sự, chúng ta sẽ có cách xây dựng, tạo ra giá trị mới cho sen. Khi đó, câu chuyện về sen sẽ nghĩ theo một hướng cao hơn, đó là chúng ta bán sen là bán giá trị tinh thần chứ không đơn thuần là bán sản phẩm” Bộ trưởng Lê Minh Hoan gửi gắm. 

DSC_0091

Nông dân huyện Tháp Mười (Đồng Tháp) thu hoạch sen. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Tại hội thảo, nhiều giải pháp đã được gợi mở để nâng cao giá trị mặt hàng sen như: Các giải pháp định hướng nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ trong các sản phẩm chế biến từ cây sen để ứng dụng trong lĩnh vực y tế. Bên cạnh đó, cây sen còn được định hướng nghiên cứu, chiết xuất tinh chất và ứng dụng trong ngành mỹ phẩm. Đồng thời, cập nhật xu hướng chế biến thực phẩm của thế giới để mở thêm hướng đi cho việc phát triển sản phẩm sen...

Trước đây, sen chỉ để ngắm khi còn rực rỡ trên đồng. Nông dân trồng sen chỉ sống nhờ thu hoạch gương sen, ngó sen, củ sen.

Theo thời gian, giờ đây sen trở thành nguồn nguyên liệu dồi dào để tạo ra nhiều sản phẩm như tinh dầu sen, tơ sen, trà sen, sữa sen, son sen, thảo dược từ sen, quà tặng… Cũng từ đó, nhiều sáng kiến, ý tưởng khởi nghiệp từ sen ra đời, mang lại giá trị kinh tế cho Đồng Tháp. Việc thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp về sen gắn với phát triển du lịch cũng đã góp phần nâng cao chất lượng đời sống của người dân... Rũ bùn vươn lên, sen lại càng gắn bó nhiều hơn trong đời sống của người dân Đồng Tháp. 

Những bức tranh làm từ lá sen khô do nghệ nhân Bảy Nghĩa (quê ở Đồng Tháp) làm, giờ đây đã có mặt ở các quốc gia trên thế giới như: Pháp, Hà Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan… Với nghệ nhân Bảy Nghĩa, ông luôn tỉ mỉ, tạo cái hồn cho mỗi bức tranh từ lá sen khô với hi vọng qua những bức tranh này, nhiều người sẽ biết đến xứ sở Đất Sen Hồng.

Empty

Từ hoa sen, lá sen, gương sen vốn quen thuộc nay trở thành những sản phẩm thông dụng, độc đáo mang đậm chất Việt Nam. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Anh Ngô Chí Công, Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất - Thương mại và Dịch vụ Khởi Minh Thành Công ở TP Cao Lãnh (Đồng Tháp) cho biết: Với khát khao “đem hồ sen đi khắp thế gian”, anh đã dần mang sản phẩm chất lượng làm từ sen chinh phục thế giới.

Từ hoa sen, lá sen, gương sen vốn quen thuộc, nay trở thành những sản phẩm thông dụng, độc đáo mang đậm chất Việt Nam. Và ý tưởng “đem hồ sen đi khắp thế gian” ấy chắc chắn sẽ từng bước trở thành hiện thực qua những lần sản phẩm sen được giới thiệu ở các quốc gia. Và còn rất nhiều những sản phẩm chế biến từ sen khác đã và đang được xuất khẩu, góp phần mang lại giá trị kinh tế, cải thiện thu nhập của người dân, đồng thời quảng bá hình ảnh sen Đồng Tháp.

Những năm qua, diện tích và sản lượng cây sen Đồng Tháp không ngừng tăng lên. Hiện toàn tỉnh có 1.252ha sen, sản lượng 1.088 tấn (tập trung tại các huyện Tháp Mười, Tam Nông, Cao Lãnh, Tân Hồng, Lấp Vò). Cây sen ở Đồng Tháp không chỉ được trồng để bán gương, ngó, giờ đây còn được đa dạng hóa với những sản phẩm từ tinh dầu sen, tơ sen...

Xem thêm
Nuôi con đặc sản, thị trường ngách cho chăn nuôi nông hộ: [Bài 2] Trang trại gà Lượng Huệ lớn nhất Tây Ninh

Trang trại gà Lượng Huệ 'khủng' của gia đình anh Nguyễn Năng Cường ở thị trấn Tân Châu (Tây Ninh) là niềm mơ ước của nhiều nông hộ…

Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Nửa tấn cá thả xuống sông Cầu Phủ tái tạo nguồn lợi thủy sản

Hà Tĩnh Các loài cá truyền thống như trắm, trôi, mè, chép, cá lóc, cá trê… vừa được thả xuống sông Cầu Phủ nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.