| Hotline: 0983.970.780

Giá lúa đông xuân 2023 - 2024 cao nhất lịch sử

Chủ Nhật 14/01/2024 , 15:00 (GMT+7)

SÓC TRĂNG Lúa vụ đông xuân 2023 - 2024 ở Sóc Trăng đang được thu mua với giá cao nhất trong lịch sử, tạo động lực triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao.

Thời điểm này, một số địa phương thường xuyên bị ảnh hưởng của xâm nhập mặn trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng như huyện Long Phú, Trần Đề đã bắt đầu thu hoạch chính vụ lúa đông xuân 2023 – 2024.

Một số địa phương ven biển tỉnh Sóc Trăng đang tất bật thu hoạch lúa đông xuân 2023 - 2024 trước Tết Nguyên đán Giáp Thìn để tránh ảnh hưởng hạn mặn. Ảnh: Kim Anh.

Một số địa phương ven biển tỉnh Sóc Trăng đang tất bật thu hoạch lúa đông xuân 2023 - 2024 trước Tết Nguyên đán Giáp Thìn để tránh ảnh hưởng hạn mặn. Ảnh: Kim Anh.

Gia đình bà Trần Thị Nhung ở xã Phú Hữu, huyện Long Phú sản xuất 2ha lúa đông xuân với giống lúa ST25. Hiện bà Nhung đã hoàn tất thu hoạch với năng suất 7,5 tấn/ha. Lúa tươi tại ruộng được thương lái thu mua với giá 11.000 đồng/kg, trừ các khoản chi phí, gia đình bà Nhung có lợi nhuận gần 70 triệu đồng/ha.

Bà Nhung phấn khởi cho biết, gần 40 năm trồng lúa, đây là năm giá lúa cao nhất từ trước tới nay. Đặc biệt vụ đông xuân năm nay giá lúa tăng 2.500 đồng/kg so với vụ đông xuân trước. Hầu hết bà con nông dân ở xã Phú Hữu rất mừng, đón Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 sẽ sung túc hơn rất nhiều.

Tại Hợp tác xã nông nghiệp Hưng Lợi (xã Long Đức, huyện Long Phú), bà con xã viên cũng vô cùng phấn khởi khi vụ đông xuân này thời tiết khá thuận lợi, lúa ít sâu bệnh. Bên cạnh đó, HTX cũng đẩy mạnh vận động nông dân ứng dụng các giải pháp kỹ thuật như "1 phải 5 giảm", "3 giảm 3 tăng", nhờ đó chi phí sản xuất giảm được đáng kể, chỉ còn khoảng 15 triệu đồng/ha.

Vụ đông xuân 2023 – 2024, giá lúa ở Sóc Trăng cao nhất lịch sử trồng lúa của địa phương. Ảnh: Kim Anh.

Vụ đông xuân 2023 – 2024, giá lúa ở Sóc Trăng cao nhất lịch sử trồng lúa của địa phương. Ảnh: Kim Anh.

Ông Lý Công Chức, Phó Giám đốc HTX nông nghiệp Hưng Lợi cho biết, vụ đông xuân 2023 – 2024, diện tích xuống giống của HTX là 664ha, với 2 giống lúa chủ lực là ST25 và Đài thơm 8. Hiện bà con đã thu hoạch trên 100ha, năng suất đạt khoảng 7 tấn/ha, giá bán 11.500 đồng/kg, lợi nhuận thu được khoảng 65,5 triệu đồng/ha.

Theo Phòng NN-PTNT huyện Long Phú, vụ đông xuân 2023 – 2024, toàn huyện xuống giống trên 16.000ha lúa, tập trung chủ yếu tại xã Tân Hưng, Long Đức và thị trấn Long Phú. Gần 100% diện tích đều sản xuất lúa đặc sản, cao sản và đang trong giai đoạn thu hoạch rộ. Ước năng suất đầu vụ đạt khoảng 6,5 tấn/ha, tăng 0,6 tấn/ha so với vụ đông xuân 2022 – 2023.

Ông Trần Vĩnh Nghi, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Sóc Trăng đánh giá, tình hình sâu bệnh trên các trà lúa đông xuân năm nay ở mức thấp. Bên cạnh đó, thời tiết phù hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây lúa, từ đó năng suất lúa cũng đạt cao hơn so với mọi năm.

Song song đó, nông dân tại nhiều địa phương trong tỉnh đã thực hiện chuyển đổi từ giống lúa cao sản sang canh tác các giống lúa chất lượng cao, theo nhu cầu của thị trường. Do đó, giá lúa được thu mua ở mức cao, giúp nông dân Sóc Trăng tăng thêm lợi nhuận, có niềm vui trọn vẹn khi dịp Tết Nguyên đán đang đến gần.

Hiện giá lúa thường ở tỉnh Sóc Trăng dao động từ 8.700 – 10.000 đồng/kg, lúa thơm từ 9.700 – 10.000 đồng/kg và nhóm lúa ST đang thu hoạch được thương lái chào giá trên 11.000 đồng/kg. Ảnh: Kim Anh.

Hiện giá lúa thường ở tỉnh Sóc Trăng dao động từ 8.700 – 10.000 đồng/kg, lúa thơm từ 9.700 – 10.000 đồng/kg và nhóm lúa ST đang thu hoạch được thương lái chào giá trên 11.000 đồng/kg. Ảnh: Kim Anh.

Với đà giá lúa tăng cao, đã và đang tạo được động lực, phấn khởi trong nông dân, đây là tiền đề giúp ngành nông nghiệp Sóc Trăng triển khai tốt sản xuất lúa năm 2024 và gắn kết với Đề án phát triển bền vững một triệu hecta chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL và dự án phát triển lúa đặc sản trên địa bàn tỉnh.

Những năm qua, ngành nông nghiệp Sóc Trăng cũng đã tích cực tham gia Dự án Chuyển đổi nông nghiệp bền vững (VnSAT) giai đoạn 2016 – 2022. Theo đó, trên 75.600 nông hộ sản xuất lúa của tỉnh được hưởng lợi từ Dự án, đạt 106,5% so với mục tiêu đề ra. Lợi nhuận bình quân/ha của nông dân tăng 30,3%, hiệu quả giảm phát thải nhà kính đạt 170.722 tấn CO2 (so với mục tiêu đề ra là 133.330 tấn).

Dự án VnSAT đã đầu tư cơ sở hạ tầng cho các địa phương và một số trang thiết bị cho các HTX; củng cố, nâng cao chất lượng, năng lực cho 14 HTX và thành lập mới 17 HTX với quy mô liên kết từ 200 - 500ha/HTX.

Năm 2024, tỉnh Sóc Trăng định hướng lồng ghép các chương trình, dự án khác của tỉnh để thực hiện đạt mục tiêu Đề án phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030. Ảnh: Kim Anh.

Năm 2024, tỉnh Sóc Trăng định hướng lồng ghép các chương trình, dự án khác của tỉnh để thực hiện đạt mục tiêu Đề án phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030. Ảnh: Kim Anh.

Từ thành công này, UBND tỉnh Sóc Trăng đã chỉ đạo Sở NN-PTNT phối hợp với các địa phương duy trì các vùng sản xuất đã áp dụng các tiêu chí sản xuất bền vững, vận động tạo sự lan tỏa đến các vùng lân cận. Đồng thời lồng ghép với các chương trình, dự án khác để thực hiện đạt mục tiêu Đề án phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030.

Vụ lúa đông xuân 2023 – 2024, tỉnh Sóc Trăng có kế hoạch xuống giống 171.000 ha. Đến nay, gần 20.000ha đang trong giai đoạn thu hoạch, năng suất ước đạt trên 6 tấn/ha, sản lượng trên 109.000 tấn.

Năm 2024, tỉnh Sóc Trăng bám sát thực hiện mục tiêu đưa sản lượng lúa đạt trên 2 triệu tấn. Trong đó lúa đặc sản, lúa chất lượng cao chiếm 93,37%; lúa đặc sản, lúa thơm các loại chiếm 55,44%.

Xem thêm
Xây dựng thương hiệu yến Việt: [Bài 3] Chinh phục thị trường tỷ dân

Là quốc gia tiêu thụ tổ yến lớn nhất thế giới, Trung Quốc đang dần trở thành thị trường 'vàng' cho sản phẩm yến sào Việt Nam.

Tuyên truyền rộng rãi ‘5 không’ phòng bệnh dại trên chó mèo

VĨNH LONG Tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức của người nuôi, đồng thời hướng đến xây dựng vùng an toàn bệnh dại trên chó, mèo.

Sản xuất cà phê sạch, bền vững

Dự án thúc đẩy sản xuất cà phê bền vững, tập trung quản lý chất thải, nâng cao nhận thức nông dân sau gần 2 năm triển khai đã đạt nhiều kết quả tích cực.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Bàn giải pháp phát triển nông nghiệp, thủy sản tuần hoàn

KIÊN GIANG Chuyển đổi luân canh lúa – thủy sản, rau màu, biến phụ phẩm thành phân bón hữu cơ, than sinh học bón lại cho đất giúp nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp.

Trà Vinh kiểm soát chặt tàu cá không đủ điều kiện hoạt động

Trà Vinh Đây là một trong những nội dung UBND tỉnh Trà Vinh vừa có văn bản giao Sở Nông nghiệp và Môi trường khẩn trương triển khai thực hiện.

Quảng Ninh ban hành Chỉ thị mới về bảo vệ rừng

UBND tỉnh Quảng Ninh vừa ban hành Chỉ thị số 03/CT-UBND về tăng cường quản lý, bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng.