| Hotline: 0983.970.780

Gia Lai cần 5.200 tỷ phát triển cây dược liệu

Thứ Hai 14/06/2021 , 13:55 (GMT+7)

Phát triển cây dược liệu nhằm mục đích bảo tồn và phát triển bền vững loài cây dược liệu quý phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của tỉnh Gia Lai.

UBND tỉnh Gia Lai vừa ban hành quyết định phê duyệt đề án: “Bảo tồn và phát triển cây dược liệu trên địa bàn tỉnh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.

Theo đó, đến năm 2030, phát triển diện tích trồng cây dược liệu của tỉnh đạt khoảng 20.000 ha. Trong đó, diện tích trồng Sâm Ngọc Linh khoảng 800 ha, lan kim tuyến 1.000 ha, thất dịp nhất chi hoa 500 ha, đinh lăng 2.500 ha, mật nhân 2.000 ha, sa nhân tím 1.000 ha, đẳng sâm 1.000 ha, đương quy 1.000 ha, cà gai leo 1.000 ha...

Cây Cà gai leo đang phát triển mạnh trên địa bàn tỉnh Gia Lai.

Cây Cà gai leo đang phát triển mạnh trên địa bàn tỉnh Gia Lai.

Cây dược liệu sẽ được ưu tiên phát triển tại các huyện có tiềm năng, lợi thế trên địa bàn tỉnh như: Kbang, Đak Đoa, Mang Yang, An Khê, Chư Sê, Chư Pưh, Chư Prông, Ia Pa.

Nhằm hiện thực hóa đề án này, Gia Lai cần hình thành ít nhất 6 cơ sở sản xuất giống dược liệu để cung cấp cây giống chất lượng cao, đảm bảo cung ứng 100% nhu cầu cây giống cho các tổ chức, cá nhân tham gia trồng dược liệu. Ngoài ra, Gia Lai cũng cần xây dựng thương hiệu ít nhất 4 sản phẩm dược liệu và có thêm 10 sản phẩm dược liệu được tạo ra gắn với chương trình OCOP của tỉnh.

Để đạt được mục tiêu của đề án, tổng nhu cầu vốn cần khoảng 5.200 tỷ đồng. Trong đó, giai đoạn 2021-2025 là 3.310 tỷ đồng, giai đoạn 2026-2030 là 1.890 tỷ đồng. Theo đó, nguồn vốn được huy động từ ngân sách Nhà nước khoảng 477 tỷ đồng và vốn ngoài ngân sách là 4.723 tỷ đồng.

Việc Gia Lai phê duyệt đề án phát triển cây dược liệu nhằm mục đích bảo tồn và phát triển bền vững một số loài cây dược liệu quý phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của tỉnh.

Khi phát triển cây dược liệu cũng sẽ góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, hình thành chuỗi liên kết giá trị bền vững, đưa cây dược liệu trở thành lĩnh vực có thế mạnh trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh Gia Lai.

Xem thêm
Lời giải công nghiệp hóa ngành chăn nuôi: [Bài cuối] Cú hích tự động hóa mở lối chăn nuôi xanh

Với dây chuyền sản xuất tự động hóa hiện đại, tiết kiệm năng lượng tối đa, CPV Food Bình Phước đang mở lối cho ngành chăn nuôi xanh, hiệu quả và phát triển bền vững.

Thú y Hải Phòng sau sáp nhập: [Bài cuối] Cơ hội vàng kiện toàn hệ thống thú y

HẢI PHÒNG Việc sáp nhập đã mang đến cho Hải Phòng cơ hội để thực hiện những giải pháp đột phá, kiện toàn hệ thống thú y và chuỗi giá trị chăn nuôi an toàn, bền vững

Chàng trai 22 tuổi mỗi tháng ẵm 20 triệu đồng nhờ nuôi ong chúa giống

CẦN THƠ Hiện mỗi con ong chúa giống do Tạo sản xuất có giá từ 200.000 đồng. Trung bình mỗi tháng Tạo cung cấp ra thị trường khoảng 800 con, thu nhập gần 20 triệu đồng.

Nông nghiệp Hải Phòng kỳ vọng đột phá sau sáp nhập

HẢI PHÒNG Sau hợp nhất, thế mạnh về biển của Hải Phòng và nông nghiệp công nghệ cao của Hải Dương hứa hẹn sẽ tạo ra cực tăng trưởng mới, giúp phát huy được các tiềm năng.

'Cánh đồng công nghệ' - lời giải cho bài toán tăng trưởng xanh

HẢI PHÒNG Mô hình trồng lúa công nghệ cao được triển khai tại Hải Phòng là phép thử cho tư duy sản xuất mới, hướng tới nền nông nghiệp giảm phát thải, hiệu quả và bền vững.

Kiểm ngư Vùng 5: Không có vùng xám trong chống khai thác IUU

Lực lượng Kiểm ngư Vùng 5 quyết liệt tuần tra, xử lý vi phạm trên biển, khẳng định không có ngoại lệ, không có vùng xám trong chống khai thác IUU.

Siết chặt bảo vệ rừng trong mùa khai thác hạt ươi

ĐÀ NẴNG Mùa ươi không chỉ giúp bà con cải thiện sinh kế mà còn là thử thách cho công tác bảo vệ rừng, đòi hỏi trách nhiệm của cả người dân và lực lượng chức năng.

Bình luận mới nhất