| Hotline: 0983.970.780

Được mùa ruốc và mực, ngư dân kiếm vài triệu đồng mỗi chuyến biển

Thứ Năm 06/03/2025 , 13:48 (GMT+7)

QUẢNG BÌNH Ngư dân xã bãi ngang Nhân Trạch (huyện Bố Trạch, Quảng Bình) đang rộn ràng trong mùa biển, bội thu ruốc và mực, bán với giá cao.

Nhưng ngày này, trên bờ biển bãi ngang xã Nhân Trạch (huyện Bố Trạch, Quảng Bình), từ rạng sáng đã tấp nập kẻ bán, người mua. Gần 7 giờ sáng mà sương mù vẫn còn dày đặc, chỉ thấy thấp thoáng bóng người, cách nhau 5 - 7 bước chân mới nhìn rõ mặt.

Thuyền về cập bến cá Nhân Trạch. Ảnh: T. Đức.

Thuyền về cập bến cá Nhân Trạch. Ảnh: T. Đức.

Trên tuyến đường ven biển, ô tô đợi bốc hàng bật đèn nhìn chỉ tựa như những con đom đóm nhấp nháy. Vang tiếng ai đó nói lớn: “Sương mù dày như này thì biển còn được mùa lắm”.

Trời sáng dần, đã nhìn được những thuyền về bến neo cách bờ chừng mươi sải tay người lớn. Mực tươi, ruốc biển đựng trong những khay nhựa lớn được chuyển từ thuyền xuống bơ thúng đưa vào bờ. Trên bãi biển, hàng chục điểm tập kết ruốc, mực… chờ thương lái nhận hàng.

Chị Lê Thị Bảy (quê thành phố Đồng Hới), chủ đại lý thu mua hải sản cho hay, so với năm ngoái, năm nay ngư dân được mùa biển sớm hơn. Đặc biệt năm nay bà con được mùa cả mực và ruốc.

Thuyền ông Nguyễn Văn Lợi cập bến, ông bơi bơ thúng chở mấy khay nhựa đựng mực ống vào bờ. Vợ ông Lợi cũng đã chờ sẵn, giúp chồng phụ bưng mực lên. Trên bãi cát, chị Lê Thị Thương là khách hàng quen nên việc mua bán diễn ra còn nhanh hơn việc ông Lợi bật lửa hút thuốc vì đang lạnh sóng biển.

Chị Thương cho biết, chuyến biển của thuyền ông Lợi được hơn 20 ký mực ống, mua tại bến 350 ngàn đồng/kg. “Tôi mua xong thì làm sạch hoặc để nguyên chạy đi nhập lại cho các nhà hàng, khách sạn quen với giá 380 ngàn đồng/kg. Mấy hôm nay tích cực chạy chợ mỗi ngày cũng kiếm được hơn triệu bạc”, chị Thương hồ hởi.

Mực ống được thương lái thu mua tại bến với giá 350 ngàn đồng/kg. Ảnh: T. Đức.

Mực ống được thương lái thu mua tại bến với giá 350 ngàn đồng/kg. Ảnh: T. Đức.

Xong điếu thuốc, ông Lợi quay sang trò chuyện. Ông bảo thuyền câu mực được mùa hơn chục hôm nay. “Thuyền đi 3 anh em, mỗi chuyến trừ chi phí cũng có thu nhập khoảng 2 triệu đồng, cao ngang ngửa ngày công của ngư dân đánh bắt xa bờ rồi”, ông Lợi bộc bạch.

Ở phía bắc bến cá, nhóm mấy thuyền hành nghề xúc ruốc cũng cập bến. Những chiếc bơ thúng tròn nối nhau vào bờ chở khẳm ruốc biển. Có những khay nhựa đựng ruốc tươi, lớp nằm trên mặt khay còn bật nhảy choi choi ánh lên màu huyết hồng.

Ông Nguyễn Dũng cởi trần như thi tài với cái lạnh buổi sáng, hết kéo bơ thúng lại phụ bê ruốc lên bờ. Ông cho hay, thuyền đi có 2 anh em, xuất bến từ cuối chiều hôm qua, đánh xúc suốt đêm và rạng sáng là quay về cập bến.

“Mấy hôm nay đánh bắt một đêm cũng được 3 - 4 tạ ruốc tươi, giá bán từ 10 - 15 ngàn đồng/kg, trừ chi phí dầu đèn hôm ít cũng được 1,5 triệu đồng, hôm nhiều được gần 3 triệu đồng mỗi người", ông Dũng cho hay.

Ruốc biển được thương lái mua đưa đi nhập nơi khác, một phần được các cơ sở chế biến ruốc, nước mắm trên địa bàn xã Nhân Trạch thu mua để chế biến.

Mỗi chuyến biển trong đêm, mỗi thuyền của ngư dân Nhân Trạch thu về 3 - 4 tạ ruốc biển, cho thu nhập khoảng 2 triệu đồng mỗi lao động. Ảnh: T. Đức.

Mỗi chuyến biển trong đêm, mỗi thuyền của ngư dân Nhân Trạch thu về 3 - 4 tạ ruốc biển, cho thu nhập khoảng 2 triệu đồng mỗi lao động. Ảnh: T. Đức.

Đầu thôn Nhân Nam (xã Nhân Trạch), cơ sở chế biến ruốc của bà Nguyễn Thị Hương đang tấp nập xe nhập ruốc, người sơ chế ruốc. Ruốc sau khi để cho ráo nước được mấy chị em trộn với muối hạt theo tỷ lệ nhất định, sau đó cho vào thùng, chum vại để phơi nắng thành ruốc và từ ruốc chắt nước mắm.

Theo bà Hương, mỗi mùa ruốc bà thường mua khoảng chục tấn để làm ruốc biển hoặc ruốc khô (bà con còn gọi là khuyếc khô).

“Làm ruốc năm nay phải để đến sang năm bán mới ngon. Hàng năm khách hàng mua ruốc nhiều nên cơ sở sản xuất không đủ hàng để bán. Người tiêu dùng bữa nay cũng dần quen kiểu nấu bếp nêm mặn bằng ruốc thay cho các loại gia vị sản xuất công nghiệp”, bà Hương nói thêm.

Hiện xã Nhân Trạch có khoảng 300 thuyền khai thác thủy sản, trong đó khoảng 100 thuyền có chiều dài từ 6m đến dưới 12m khai thác ở vùng lộng và ven bờ.

Theo ông Nguyễn Văn Nghị, Chủ tịch UBND xã Nhân Trạch, sau Tết Nguyên Đán, bà con ngư dân liên tục bám biển. Thời gian gần đây, sản lượng đánh bắt được nhiều hơn. “Trung bình mỗi ngày ngư dân trong xã đánh bắt được từ 5 - 7 tấn hải sản. Trong đó có nhiều hải sản là đặc sản như tôm, mực… nên giá bán cao, cho bà con thu nhập đáng kể”, ông Nghị cho biết.

Xem thêm
Phong trào nuôi con đặc sản lan tỏa khắp xứ Thanh

Nhiều mô hình nuôi con đặc sản tại Thanh Hóa như nhím, dúi, ba ba… mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp người dân nâng cao thu nhập, cả thiện cuộc sống.

Tiêm vaccine cá tra giống là ‘chìa khóa’ nâng chất xuất khẩu

AN GIANG Tiêm vaccine cho cá tra giống giúp giảm bệnh, giảm kháng sinh và chi phí nuôi, nâng lợi nhuận cho người nuôi xuất khẩu tại An Giang.

Lào Cai: Ngô xuân kết hạt kém

Một số hộ dân lo lắng vì ngô kết hạt kém, Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Lào Cai và đơn vị hỗ trợ giống đã kiểm tra thực tế để tìm nguyên nhân.

Cần cơ chế mạnh hơn cho tổ khuyến nông cộng đồng

Tổ khuyến nông cộng đồng được xác định là lực lượng đóng vai trò nòng cốt tham gia Đề án 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp tại ĐBSCL.

Tối ưu vận hành liên hồ chứa bằng công nghệ và dữ liệu

Khi tài nguyên nước trở nên khan hiếm và biến động khó lường, ngành thủy lợi chủ động tái cấu trúc cách thức quản lý dựa trên nền tảng công nghệ và dữ liệu.

Nông dân ‘nhẹ vai’ nhờ robot nâng lúa

ĐỒNG THÁP Xe chở lúa PT–CL5G tích hợp dàn gắp lúa tự động giúp nông dân ĐBSCL giảm sức lao động, tiết kiệm chi phí, đẩy nhanh tiến độ thu hoạch.

Bến Tre hướng đến mục tiêu xanh, phát triển bền vững

Để hướng đến mục tiêu phát triển xanh, bền vững và đáng sống, Bến Tre đẩy nhanh tiến độ hoàn thành Đề án trồng cây xanh và tập trung bảo vệ, phát triển cây rừng.

Bình luận mới nhất