| Hotline: 0983.970.780

Ngư dân kiếm tiền triệu sau 1 đêm đánh bắt cá cơm

Thứ Bảy 22/02/2025 , 18:42 (GMT+7)

QUẢNG NAM Sản lượng khai thác lớn, trung bình sau một đêm ra khơi, mỗi ngư dân trên tàu đánh bắt cá cơm ở vùng biển tỉnh Quảng Nam đều bỏ túi hàng triệu đồng.

Những ngày qua, từ sáng sớm đến giữa trưa, tại bến cá An Lương (xã Duy Hải, huyện Duy Xuyên, Quảng Nam) luôn trong không khí nhộn nhịp. Liên tục những chuyến tàu khai thác hải sản của ngư dân địa phương đua nhau cập bến chở theo hàng tấn cá cơm. Phía trên bờ, nhiều lao động được thuê bốc dỡ hải sản đã ứng trực sẵn để vận chuyển, cân cá nhập cho thương lái chở đi tiêu thụ.

Những giỏ cá cơm tươi rói, đầy ắp được vận chuyển lên bờ để bán cho thương lái. Ảnh: L.K.

Những giỏ cá cơm tươi rói, đầy ắp được vận chuyển lên bờ để bán cho thương lái. Ảnh: L.K.

Theo các chủ tàu tại đây, ngư trường khai thác cá cơm thuộc vùng biển Cù Lao Chàm nằm cách bờ khoảng 12 hải lý. Khoảng 10 ngày trở lại đây, thời tiết tương đối thuận lợi, biển êm sóng, cá cơm xuất hiện dày đặc nên hầu hết các tàu đều trúng được luồng cá lớn, trở về với hàng tấn cá cơm tươi rói, đầy ắp khoang thuyền.

Vừa vận chuyển những mẻ cá cuối cùng lên bờ, ông Trần Thái, chủ tàu cá QNg 1892TS cho biết, sau một đêm bủa lưới, ông và 9 lao động trên tàu đánh bắt được 10 tấn cá cơm. Với mức giá cá cơm được thương lái thu mua tại bến cá An Lương là 10.000 đồng/kg, tàu thu về 100 triệu đồng, trừ phí tổn ông Thái cùng bạn thuyền bỏ túi gần 90 triệu đồng. Đầu năm trúng “lộc biển” nên mọi người rất phấn khởi.

Năm nay, sản lượng cá cơm đánh bắt được rất cao, mỗi tàu khai thác được khoảng vài tấn nên các thuyền viên có thu nhập hàng triệu đồng/chuyến. Ảnh: L.K.

Năm nay, sản lượng cá cơm đánh bắt được rất cao, mỗi tàu khai thác được khoảng vài tấn nên các thuyền viên có thu nhập hàng triệu đồng/chuyến. Ảnh: L.K.

Mùa khai thác cá cơm thường bắt đầu từ khoảng tháng 11 âm lịch năm trước cho đến hết tháng 2 âm lịch năm sau. Hầu hết các tàu đánh bắt cá cơm là những tàu có công suất nhỏ, hoạt động gần bờ. Thông thường tàu sẽ xuất bến đánh bắt vào khoảng 16 giờ chiều ngày hôm trước đến sáng hôm sau sẽ trở về.

Nếu như các năm trước, giá thu mua cá cơm tại bến dao động từ 13.000 – 15.000 đồng/kg thì năm nay giá cùng thời điểm có phần thấp hơn. Bù lại sản lượng các tàu đánh bắt đều cao hơn các năm trước từ 2 – 3 tấn mỗi chuyến nên các tàu đều có lãi lớn. Cá cơm sau khi được thu mua sẽ vận chuyển ra các chợ để bán sản phẩm tươi hoặc nhập vào những cơ sở chế biến để hấp cá, phơi khô, làm nước mắm. Các tàu cá đánh bắt bao nhiêu cũng đều được thu mua hết toàn bộ.

Anh Đặng Hữu Đạt (trú xã Bình Minh, huyện Thăng Bình, Quảng Nam) hành nghề trên tàu QNa 94175TS chia sẻ, dù chuyến này tàu của anh không đạt sản lượng cao như tàu ông Thái nhưng cũng được 5 tấn cá cơm.

Những phụ nữ bốc vác thuê ở bến cá có thêm thu nhập nhờ được mùa cá cơm. Ảnh: L.K.

Những phụ nữ bốc vác thuê ở bến cá có thêm thu nhập nhờ được mùa cá cơm. Ảnh: L.K.

“Sau khi bán hết cho thương lái, anh em bạn thuyền mỗi người cũng kiếm được gần 4 triệu đồng. Công việc tuy làm vất vả, làm việc liên tục suốt đêm nhưng bù lại thu nhập cao nên ai cũng rất vui. Mong sao những ngày tới thời tiết thuận lợi để tàu vươn khơi thường xuyên, đánh bắt hiệu quả, tạo động lực cho anh em ngư dân bám biển gia tăng thu nhập”.

Được mùa cá cơm, không chỉ các thuyền viên mà những phụ nữ chuyên làm nghề bốc vác thuê, hỗ trợ tàu thuyền tại cảng cá An Lương cũng phấn khởi vì có thêm thu nhập. “Mấy hôm nay cá cơm về nhiều nên chúng tôi bốc xếp từ sáng sớm cho tới đứng trưa mới nghỉ. Cứ 1 tấn cá thương lái trả cho nhóm tụi tui 100 nghìn đồng. Trung bình một buổi, mỗi người cũng kiếm được 300 nghìn đồng", một phụ nữ bốc vác thuê ở cảng An Lương cho hay.

Xem thêm
Khởi công trang trại heo 300 tỷ đồng

GIA LAI Dự án sau khi đi vào hoạt động sẽ là mô hình hiện đại, thân thiện với môi trường, góp phần vào phát triển kinh tế và an sinh xã hội tại địa phương.

Bài toán nhân lực ngành thú y: [Bài 3] Đào tạo đi sâu vào 'chất'

Đào tạo nhân lực ngành thú y cần tập trung vào chất chứ không chỉ đi vào lượng. Thú y cũng cần được đào tạo chuyên khoa sâu như y khoa phục vụ con người.

Mãng cầu Bà Đen - sản vật trứ danh

Nhờ thổ nhưỡng đặc biệt và quy trình sản xuất chuẩn, mãng cầu Bà Đen trở thành niềm tự hào của Tây Ninh, góp phần xây dựng thương hiệu nông sản sạch, chất lượng cao.

Tây Nguyên xanh lên nhờ phụ nữ làm nông bền vững

Nhờ chương trình hỗ trợ, những phụ nữ ở Tây Nguyên đang truyền cảm hứng bằng mô hình nông nghiệp hiệu quả và thân thiện với môi trường.

Sống chung với khô hạn: [Bài cuối] Liên thông hồ chứa, chuyển nước các lưu vực

Dù nguy cơ thiếu nước sản xuất luôn thường trực, song với kế hoạch tưới chi tiết từng mùa vụ cũng như điều tiết khoa học, Ninh Thuận vẫn đảm bảo nước tưới.

Người đàn bà khóc cùng lúa lai

Ấn tượng của tôi về bà là những dịp trình bày trước hội nghị của Bộ, bà thường khóc khi kể về nỗi truân chuyên của nghề sản xuất lúa lai.

Chặt phá rừng tự nhiên tại Bắc Kạn đã giảm

Tại tỉnh Bắc Kạn, tình trạng chặt phá rừng tự nhiên quy mô nhỏ vẫn diễn ra, tuy nhiên mức độ, số lượng vụ vi phạm đã giảm đáng kể so với những năm trước.