| Hotline: 0983.970.780

Đề xuất tăng giờ làm thêm

Thứ Tư 26/10/2011 , 09:55 (GMT+7)

Theo Dự thảo mới, thời gian làm thêm giờ của người lao động trong doanh nghiệp được nâng lên tối đa 360 giờ/năm, thay vì 200 giờ/năm như hiện nay.

Tăng giờ làm thêm quá cao, những công nhân này không còn thời gian cho việc khác

Theo Dự thảo Bộ luật Lao động (BLLĐ) vừa được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, thời gian làm thêm giờ của người lao động trong doanh nghiệp được nâng lên tối đa 360 giờ/năm, thay vì 200 giờ/năm như hiện nay.

Quy định này nhận được sự đồng tình khá cao của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, Tổng Liên đoàn LĐVN cho rằng, nên giữ nguyên như BLLĐ hiện hành vì với thể chất của người lao động (NLĐ) Việt Nam và điều kiện làm việc ở các doanh nghiệp còn chưa được đảm bảo thì vấn đề làm thêm giờ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và an toàn lao động.

Tuy nhiên, đại diện doanh nghiệp cho rằng việc kéo dài thời gian làm thêm lên 360 giờ/năm là hợp lý, đáp ứng nhu cầu làm thêm giờ của một bộ phận doanh nghiệp, nhu cầu tăng thêm thu nhập của người lao động, nhất là trong ngành da giày, dệt may. Ông Nguyễn Xuân Dương, Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng Giám đốc Tổng Công ty May Hưng Yên cho rằng, thực tế các DN may trên cả nước, những tháng chính vụ, số giờ làm thêm đều vượt quá mức 30 giờ so với dự thảo Bộ luật hiện nay.

 Cũng theo ông Dương, NLĐ rất ủng hộ việc làm thêm giờ, bằng chứng qua khảo sát một số đơn vị ở TP Hồ Chí Minh cho thấy nhiều DN không tổ chức làm thêm cho người lao động (vì sợ phạm luật) thì người lao động khi hết giờ làm vẫn tranh thủ đi làm thêm ở một số nhà hàng, tổ hợp để kiếm thêm tiền trang trải cuộc sống và giúp đỡ gia đình.

Đại diện cho Phòng Thương mại Hàn Quốc tại Việt Nam, ông Jo Yin Sang cho rằng, rất khó nhà đầu tư nước ngoài có thể tuân theo quy định mức làm thêm giờ tối đa 200 giờ. Thực tế hiện nay, ngay cả các đối tác khách hàng nước ngoài cũng quy định số giờ làm thêm tối đa của người lao động lên đến 60 giờ/tuần. Tính ngày làm 3 ca, người lao động có thể làm thêm giờ lên đến hơn 500 giờ/năm. Do đó, hoàn toàn có thể tăng thời giờ làm thêm lên đến 400 giờ/năm”, ông Jo Yin Sang gợi ý.

Tại Hội nghị công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật lao động, pháp luật công đoàn tổ chức sáng ngày 25/10, ông Mai Đức Chính, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn LĐVN cho rằng việc tăng thời gian làm thêm trong điều kiện chưa xây dựng cơ chế giám sát, chế tài xử lý vi phạm sẽ dẫn đến tình trạng doanh nghiệp lợi dụng thời gian làm thêm để điều chỉnh giảm bớt bảo hiểm y tế, tạo cơ hội cho người sử dụng lao động khai thác triệt để sức lao động, dẫn đến hậu quả người lao động sẽ cạn kiệt sức lao động sớm hơn so với độ tuổi.

 Mặt khác, nếu so sánh thời giờ làm việc của cán bộ công chức với người lao động thì một tháng NLĐ đã phải làm nhiều hơn so với cán bộ công chức, ít nhất là 32 giờ. Nay nếu cho phép thời giờ làm thêm 1 năm 360 giờ (tương đương 45 ngày công) thì NLĐ quanh năm chỉ biết làm việc, không có thời gian để học tập nâng cao trình độ và chăm sóc gia đình.

Hơn nữa, việc kéo dài thời giờ làm thêm là đi ngược lại với xu hướng tiến bộ, khi trình độ công nghệ, sản xuất ngày càng phát triển thì thời giờ làm việc phải giảm xuống nhằm đảm bảo sức khỏe đời sống NLĐ chứ không phải tăng lên như dự thảo BLLĐ sửa đổi.

Cũng theo Tổng Liên đoàn LĐVN quy định về đình công và giải quyết đình công tại Dự thảo BLLĐ (sửa đổi) chưa phù hợp với thực tiễn. Dù có tới 5.000 cuộc đình công từ trước tới nay luôn trái luật song dự án Bộ luật Lao động (bổ sung) lần này vẫn chưa có đầy đủ các quy định, để các cuộc đình công có thể diễn ra đúng pháp luật.

Theo lý giải của ông Mai Đức Chính, trong thực tiễn, tập thể NLĐ đình công yêu cầu giải quyết tranh chấp về quyền và lợi ích đan xen lẫn nhau. Trong khi đó, dự thảo BLLĐ (sửa đổi) quy định không cho phép đình công khi tranh chấp về quyền mà chỉ đình công khi tranh chấp về lợi ích. Mặt khác, vướng mắc nhất hiện nay là thẩm quyền đầu tiên khi giải quyết tranh chấp tập thể, đó là Hội đồng hòa giải lao động cơ sở hoặc hòa giải viên lao động cấp huyện, dự thảo BLLĐ đã bỏ qua thẩm quyền Hội đồng hòa giải lao động cơ sở và quy định thẩm quyền là hòa giải viên.

Theo ông Chính quy định như vậy là chưa đủ, cần phải nâng cao hòa giải viên lao động cấp huyện thành Hội đồng hòa giải trung gian cấp huyện.

Xem thêm
Chủ tịch tỉnh Vĩnh Phúc chỉ đạo rà soát cơ sở chăn nuôi ngoài quy hoạch

Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc Trần Duy Đông chỉ đạo tăng cường phòng ngừa, giải quyết tình trạng ô nhiễm, xử lý vi phạm pháp luật về môi trường, trong đó có chăn nuôi.

Người đàn ông tử vong sau hai lần bị chó cắn

BÀ RỊA - VŨNG TÀU Một người đàn ông 48 tuổi ở thành phố Phú Mỹ tử vong với các dấu hiệu nghi mắc bệnh dại, sau hai lần bị chó cắn nhưng không tiêm phòng.

Hành trình từ 8/5/1946 của ngành Trồng trọt

Ngành Trồng trọt đã có những đóng góp xuất sắc vào kỷ nguyên giải phóng (1946 – 1975), kỷ nguyên đổi mới (1976 – 2025).

Hợp tác nghiên cứu và chuyển giao công nghệ canh tác sầu riêng

ĐẮK LẮK Chiều 12/5, Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên và Hiệp hội sầu riêng Đắk Lắk ký hợp tác nghiên cứu, chuyển giao công nghệ trong canh tác sầu riêng.

Tối ưu vận hành liên hồ chứa bằng công nghệ và dữ liệu

Khi tài nguyên nước trở nên khan hiếm và biến động khó lường, ngành thủy lợi chủ động tái cấu trúc cách thức quản lý dựa trên nền tảng công nghệ và dữ liệu.

Nhàn nhã nhờ thiết bị bay không người lái

HÀ TĨNH Ứng dụng thiết bị bay không người lái vào sản xuất nông nghiệp không chỉ giảm chi phí, tăng hiệu quả kinh tế mà còn bảo vệ sức khỏe và môi trường.

Cứu hộ cá thể gấu ngựa gần 20 tuổi

HẢI PHÒNG Vừa qua, Tổ chức Động vật Châu Á và Chi cục Trồng trọt và Kiểm lâm Hải Phòng cứu hộ thành công một cá thể gấu ngựa gần 20 tuổi do người dân nuôi.