| Hotline: 0983.970.780

Cứu hộ cá thể gấu ngựa gần 20 tuổi

Thứ Hai 12/05/2025 , 08:32 (GMT+7)

HẢI PHÒNG Vừa qua, Tổ chức Động vật Châu Á và Chi cục Trồng trọt và Kiểm lâm Hải Phòng cứu hộ thành công một cá thể gấu ngựa gần 20 tuổi do người dân nuôi.

Cá thể gấu được người dân nuôi đã gần 20 năm. Ảnh: Đinh Mười.

Cá thể gấu được người dân nuôi đã gần 20 năm. Ảnh: Đinh Mười.

Đây là cá thể gấu ngựa là gấu đực, do gia đình bà bà Lê Thị Tính, trú tại phường Đằng Lâm, quận Hải An, TP Hải Phòng nuôi trong khu sân sau của một căn nhà phố và từng được gắn chip định danh lần đầu vào năm 2005.

Gần đây nhờ công tác tuyên truyền hiệu quả từ các cơ quan kiểm lâm và tổ chức bảo vệ động vật, đặc biệt là Chi cục Trồng trọt và Kiểm lâm Hải Phòng , bà Lê Thị Tính đã tự nguyện chuyển giao cá thể gấu ngựa duy nhất của gia đình về Trung tâm Cứu hộ Gấu Việt Nam và không đòi hỏi khoản bồi thường nào.

Trong thời gian cứu hộ cá thể gấu, lãnh đạo Chi cục Trồng trọt và Kiểm lâm Hải Phòng cùng gia đình tạo điều kiện tốt nhất cho đoàn cứu hộ thực hiện các công tác khám lâm sàng, cứu hộ và chăm sóc, di chuyển gấu.

Với mong muốn lưu giữ ý nghĩa đặc biệt của chuyến cứu hộ diễn ra đúng vào dịp kỷ niệm 70 năm ngày giải phóng thành phố Hải Phòng, Tổ chức Động vật Châu Á đã trân trọng đặt tên cá thể gấu là “Hải Phòng” để thay lời cảm ơn chân thành gửi đến thành phố Cảng vì sự đồng hành quý báu trong hành trình bảo vệ động vật hoang dã.

Gia đình bà Lê Thị Tính vui vẻ bàn giao cá thể gấu cho lực lượng chức năng và không đòi hỏi điều kiện gì. Ảnh: Đinh Mười.

Gia đình bà Lê Thị Tính vui vẻ bàn giao cá thể gấu cho lực lượng chức năng và không đòi hỏi điều kiện gì. Ảnh: Đinh Mười.

Tại buổi bàn giao, bà Lê Thị Tính cho biết, gia đình đã nuôi cá thể gấu ngựa này cách đây gần 20 năm, đến nay có trọng lượng gần 2 tạ. Quá trình nuôi luôn tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật, cá thể gấu được chăm sóc kĩ lưỡng nên rất khỏe mạnh, dễ gần và không có biểu hiện bệnh tật.

“Tôi hoàn toàn tự nguyện bàn giao cá thể gấu mà cả gia đình rất yêu quý cho cơ quan chức năng để đưa về nơi có điều kiện sống phù hợp hơn, tốt hơn. Gia đình tôi chỉ yêu cầu duy một điều kiện là hãy đưa cá thể gấu này về Vườn quốc gia Tam Đảo cho phù hợp với điều kiện khí hậu và hàng năm chúng tôi có thể lên thăm một lần”, bà Tính bày tỏ.

Theo ông Luyện Công Khanh – Phó Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Kiểm lâm Hải Phòng, trên địa bàn thành phố hiện còn hơn 10 cá thể gấu được gắn chip và giám sát. Hàng năm, lực lượng kiểm lâm thường xuyên kiểm tra thường xuyên và sử dụng hệ thống gắn chip để đảm bảo các hộ nuôi gấu tuân thủ pháp luật và ngăn chặn di chuyển trái phép.

Hiện nay, lực lượng kiểm lâm đang tiếp tục vận động các hộ gia đình giao nộp gấu cho Nhà nước để thành phố không còn cá nhân, tổ chức nuôi gấu hoang dã. Riêng hộ bà Lê Thị Tính, quá trình tuyên truyền vận động, sau khi đã nhận thức được những bất cập về điều kiện nuôi dưỡng, yếu tố môi trường và vấn đề bảo tồn. Nhận thấy các trung tâm bảo tồn có thể đảm bảo các điều kiện sống tốt hơn cho cá thể gấu, gia đình bà Lê Thị Tính đã tự nguyện giao nộp gấu cho cơ quan chức năng.

Các chuyên gia cứu hộ thực hiện các biện pháp nghiệp vụ để gây mê cá thể gấu. Ảnh: Đinh Mười.

Các chuyên gia cứu hộ thực hiện các biện pháp nghiệp vụ để gây mê cá thể gấu. Ảnh: Đinh Mười.

Đáng ghi nhận, trong điều kiện thời tiết nắng nóng, cùng với việc gấu đã ở độ tuổi cao sau gần 20 năm bị nuôi nhốt, gia đình bà Tính mong muốn tiến hành cứu hộ trong thời gian sớm nhất có thể để gấu được tiếp cận với chăm sóc y tế kịp thời và môi trường sống phù hợp hơn tại Trung tâm Cứu hộ Gấu Việt Nam.

Trước nguy cơ gấu dễ bị mất nước và suy nhược do nắng nóng đầu hè, các chuyên gia thú y đã quyết định điều chỉnh kế hoạch, triển khai cứu hộ trước thời hạn dự kiến 3 ngày, nhằm đảm bảo phúc lợi và sức khỏe cho cá thể gấu.

Trong thời gian tới, Chi cục Trồng trọt và Kiểm lâm Hải Phòng sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các đơn vị chức năng và Tổ chức Động vật Châu Á nhằm vận động 7 hộ dân trên địa bàn thành phố chuyển giao 13 cá thể gấu đang bị nuôi nhốt. Mục tiêu là đưa các cá thể này về môi trường bán tự nhiên – nơi gấu được chăm sóc nhân đạo, sống trong tự do với điều kiện gấu được chăm sóc trọn đời.

Cá thể gấu được đặt tên là Hải Phòng như lời tri ân của Tổ chức Động vật Châu Á với thành phố Cảng vì đã chung tay bảo vệ động vật hoang dã. Ảnh: Đinh Mười.

Cá thể gấu được đặt tên là Hải Phòng như lời tri ân của Tổ chức Động vật Châu Á với thành phố Cảng vì đã chung tay bảo vệ động vật hoang dã. Ảnh: Đinh Mười.

Đây là bước đi quan trọng hướng tới việc chấm dứt hoàn toàn tình trạng nuôi nhốt gấu trên địa bàn thành phố Hải Phòng, đồng thời thể hiện cam kết mạnh mẽ của địa phương trong công tác bảo tồn động vật hoang dã và phát triển bền vững.

Từ năm 2005, khi công tác gắn chip để quản lý gấu nuôi nhốt được triển khai trên toàn quốc, thành phố Hải Phòng từng là một trong những địa phương có số lượng gấu nuôi cao nhất, với hơn 500 cá thể – trong tổng số hơn 4.300 cá thể gấu được gắn chip tại các cơ sở nuôi. Sau chuyến cứu hộ lần này, số lượng gấu nuôi nhốt tại các hộ gia đình trên địa bàn thành phố chỉ còn 13 cá thể. Đây là một dấu mốc quan trọng thể hiện những nỗ lực không ngừng nghỉ trong công tác bảo vệ động vật hoang dã tại Hải Phòng.

Tổ chức Động vật Châu Á – do Tiến sĩ Jill Robinson MBE sáng lập, hướng tới mục tiêu xóa bỏ hoàn toàn tình trạng nuôi nhốt gấu. Hiện tại, đã này đã cứu hộ và chăm sóc 288 cá thể gấu tại Việt Nam, trong đó, riêng từ đầu năm 2025 đến nay đã cứu hộ được 6 gấu ngựa từ các hộ gia đình chuyển giao tự nguyện.

Tại Hải Phòng, cách đây hai năm, Tổ chức Động vật Châu Á cũng đã cứu hộ thành công một cá thể gấu ngựa  với tên gọi là Fern. Hiện nay, cá thể gấu này vẫn đang sống khỏe mạnh và an toàn tại Trung tâm Cứu hộ Gấu Việt Nam, thuộc Vườn quốc gia Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc.

Xem thêm
Hệ thống truy xuất nguồn gốc chăn nuôi mở khóa an toàn và hội nhập

Hệ thống truy xuất nguồn gốc cơ sở, sản phẩm chăn nuôi là công cụ then chốt để đảm bảo ATTP, tăng niềm tin của người tiêu dùng, thúc đẩy ngành chăn nuôi vươn tầm.

Trăn trở công tác thú y cơ sở sau khi sát nhập đơn vị hành chính

Nhiều địa phương lo lắng sau sát nhập, cán bộ bán chuyên trách nghỉ việc khiến công tác thú y cơ sở gặp nhiều khó khăn do thiếu nhân lực, địa bàn quản lý rộng.

Sơn La tìm giải pháp xây dựng vùng cà phê chè hữu cơ

Phó Chủ tịch tỉnh Sơn La làm việc với Viện Bảo vệ thực vật nhằm tìm ra những giải pháp xây dựng vùng cà phê chè hữu cơ.

Xã vùng biên mỗi năm 200 hộ thoát nghèo: Người trẻ nghĩ khác ở Lao Khô

SƠN LA Giữa đại ngàn Tây Bắc, nơi núi rừng Phiêng Khoài (huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La) tiếp giáp với nước bạn Lào có một bản nhỏ mang tên là Lao Khô.

Cơ hội việc làm ngành nông nghiệp rộng mở với sinh viên

THÁI NGUYÊN Tại ngày hội việc làm của Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, trong khi chỉ có 300 sinh viên ra trường thì nhu cầu tuyển dụng từ doanh nghiệp lên tới 4.000 vị trí.

Trồng nấm linh chi cho lợi nhuận như mơ nhờ làm chủ công nghệ

HẢI PHÒNG Bằng công nghệ tự động và sản xuất theo quy trình VietGAP, một mô hình trồng nấm linh chi tại quận An Dương đã cho lợi nhuận ngoài mong đợi.

Những mùa cá xứ Tuyên: [Bài 2] ‘Vựa’ cá đặc sản

Thủy điện Tuyên Quang không chỉ mang nguồn điện lớn cho đất nước, mà còn tạo nên những lòng hồ mênh mông, vựa cá tôm trù phú của xứ này.

Bình luận mới nhất