| Hotline: 0983.970.780

Bảo tồn và giữ gìn màu xanh cánh rừng Mường Nhé

Thứ Ba 13/05/2025 , 13:33 (GMT+7)

Chính quyền và người dân cùng chung tay bảo vệ rừng, giữ màu xanh bền vững Khu Dự trữ thiên nhiên Mường Nhé, góp phần nâng cao ý thức và tạo sinh kế ổn định.

Nhằm bảo vệ rừng bền vững và nâng cao ý thức cộng đồng, Ban Quản lý Khu Dự trữ thiên nhiên (DTTN) Mường Nhé đã triển khai hiệu quả chính sách giao khoán bảo vệ rừng cho người dân. Việc này không chỉ góp phần giảm thiểu tình trạng xâm hại rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, mà còn mang lại thu nhập chính đáng cho người dân.

Ông Diệp Văn Chính, Giám đốc Ban Quản lý Khu DTTN Mường Nhé, cho biết: Hiện nay, Ban đang quản lý gần 47.000ha rừng và đất lâm nghiệp chưa có rừng, trong đó có hơn 36.000ha rừng đặc dụng. Khu vực này trải rộng trên địa bàn 5 xã: Sín Thầu, Leng Su Sìn, Chung Chải, Mường Nhé và Nậm Kè. Đây là những vùng núi cao, địa hình hiểm trở, điều kiện sản xuất nông nghiệp còn hạn chế, đời sống người dân gặp nhiều khó khăn, nên vẫn còn tồn tại thói quen khai thác rừng trái phép.

Cán bộ, nhân viên Khu DTTN Mường Nhé tuần tra bảo vệ rừng. Ảnh: Trần Hương.

Cán bộ, nhân viên Khu DTTN Mường Nhé tuần tra bảo vệ rừng. Ảnh: Trần Hương.

Để giải quyết vấn đề này, Ban Quản lý Khu DTTN đã đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho người dân, ngăn chặn không cho người dân vào rừng hoạt động trái phép. Những buổi tuần tra bảo vệ rừng luôn được Trạm quản lý bảo vệ rừng các xã thuộc Ban Quản lý Khu DTTN huyện Mường Nhé thường xuyên triển khai. Thông qua việc phối hợp với các nhóm cộng đồng, chủ rừng tuần tra nhằm phát hiện, ngăn chặn kịp thời các hành vi phá rừng, lấn chiếm đất rừng trái phép.

Năm 2025, đơn vị đã giao khoán hơn 19.600ha rừng, cho cộng đồng tại 28 bản thuộc 5 xã vùng đệm. Số tiền tạm ứng chi trả cho công tác bảo vệ rừng trong năm 2024 là hơn 11 tỷ đồng, với mức 450.000 đồng/ha.

Ngoài ra, Ban còn thành lập 29 nhóm cộng đồng và 12 tổ chức tham gia bảo vệ rừng, được nhận chi trả dịch vụ môi trường rừng. Nhờ chính sách này, người dân có thêm nguồn thu nhập, giảm áp lực lên tài nguyên rừng, đồng thời tăng cường sự tham gia tự nguyện và chủ động trong công tác bảo vệ.

Trong quý I năm 2025, Ban Quản lý Khu DTTN đã tổ chức 410 lượt tuần tra, chốt chặn, với hơn 3.300 lượt người tham gia, trong đó có 232 lượt viên chức, lao động của đơn vị. Qua đó, đã phát hiện và xử lý hai vụ vi phạm, đồng thời ngăn chặn hơn 100 người có ý định xâm nhập rừng đặc dụng trái phép.

Tái thả cá thể Khỉ vàng. Ảnh: Ban Quản lý Khu DTTN Mường Nhé.

Tái thả cá thể Khỉ vàng. Ảnh: Ban Quản lý Khu DTTN Mường Nhé.

Song song với bảo vệ rừng, địa phương cũng thực hiện trồng rừng thay thế theo Quyết định số 430/QĐ-UBND ngày 28/2/2025 của UBND tỉnh Điện Biên, với tổng diện tích 52,48ha, trong đó: xã Leng Su Sìn 40ha; xã Sín Thầu 12,48ha.

Đặc biệt, việc quản lý một diện tích lớn rừng đặc dụng và phòng hộ ở huyện Mường Nhé đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng tại chỗ và người dân. Nhờ sự đồng thuận trong chính sách giao khoán, cộng đồng dân cư sống gần rừng đã trở thành lực lượng bảo vệ rừng chủ lực. Chính quyền địa phương cùng các cơ quan chức năng xác định rõ, bảo vệ được rừng là giữ gìn sinh kế lâu dài cho người dân.

Những kết quả tích cực, trong công tác bảo vệ rừng ở Mường Nhé thời gian qua là minh chứng rõ nét, cho hiệu quả từ sự vào cuộc đồng bộ của chính quyền địa phương, lực lượng chuyên trách và đặc biệt là sự đồng lòng, tự nguyện của người dân. Chính tinh thần trách nhiệm cộng đồng, coi rừng là tài sản quý giá cần được gìn giữ, đã góp phần tạo nên lá chắn xanh vững chắc nơi biên cương.

Xem thêm
Xây dựng Viện Chăn nuôi và Thú y từ hạt nhân công nghệ, trí tuệ số

Viện Chăn nuôi và Thú y mới cần được kiến tạo từ hạt nhân khoa học công nghệ, ứng dụng công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo và chuyển đổi số.

[Bài cuối] Sứ mệnh lớn sau mũi kim nhỏ

LONG AN Sau 5 năm, Đức Huệ không chỉ có thêm hàng ngàn con vật được bảo vệ, mà còn có thêm một lớp người biết sống chủ động và có trách nhiệm hơn trước bệnh dại.

Hải Phòng và Thái Bình được mùa vụ lúa Xuân 2025

Ngày 16/6, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Hoàng Trung cùng đoàn công tác của Bộ đã kiểm tra tình hình sản xuất vụ Xuân 2025 tại Hải Phòng và Thái Bình.

Xã vùng biên mỗi năm 200 hộ thoát nghèo: Người trẻ nghĩ khác ở Lao Khô

SƠN LA Giữa đại ngàn Tây Bắc, nơi núi rừng Phiêng Khoài (huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La) tiếp giáp với nước bạn Lào có một bản nhỏ mang tên là Lao Khô.

Cơ hội việc làm ngành nông nghiệp rộng mở với sinh viên

THÁI NGUYÊN Tại ngày hội việc làm của Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, trong khi chỉ có 300 sinh viên ra trường thì nhu cầu tuyển dụng từ doanh nghiệp lên tới 4.000 vị trí.

Ứng dụng công nghệ tự động, trại gà đứng vững trước dịch bệnh

BÌNH DƯƠNG Nhờ áp dụng công nghệ tự động, trại gà Lê Thảnh đã vươn lên thành mô hình điển hình không chỉ về năng suất mà còn là điểm sáng trong phòng chống dịch bệnh.

Làm gì để bảo vệ đàn cá khi mực nước lòng hồ xuống thấp?

Thiếu oxy, nhiều tạp chất là những hiện tượng có thể xuất hiện khi mực nước hồ nuôi xuống thấp, nguy cơ thiệt hại lớn cho người nuôi cá nếu không bảo vệ đúng cách.

Bình luận mới nhất