| Hotline: 0983.970.780

Chủ tịch tỉnh Vĩnh Phúc chỉ đạo rà soát cơ sở chăn nuôi ngoài quy hoạch

Thứ Ba 13/05/2025 , 15:51 (GMT+7)

Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc Trần Duy Đông chỉ đạo tăng cường phòng ngừa, giải quyết tình trạng ô nhiễm, xử lý vi phạm pháp luật về môi trường, trong đó có chăn nuôi.

Nghề chăn nuôi bò sữa ở huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc. Ảnh: Bảo Khang.

Nghề chăn nuôi bò sữa ở huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc. Ảnh: Bảo Khang.

UBND tỉnh Vĩnh Phúc vừa ban hành quyết định về việc tăng cường trách nhiệm của các cấp, ngành trong phòng ngừa, giải quyết tình trạng ô nhiễm, xử lý vi phạm pháp luật về môi trường trên địa bàn.

Theo UBND tỉnh Vĩnh Phúc, cùng với sự phát triển kinh tế, xã hội là sức ép về công tác bảo vệ môi trường, hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và du lịch dịch vụ phát triển mạnh sẽ tiềm ẩn các nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến đời sống, sức khỏe của của nhân dân.

Để kịp thời ngăn chặn, xử lý dứt điểm và giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường, các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trên địa bàn, Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc chỉ đạo các sở, ban, ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố tập trung tổ chức triển khai thực hiện nhiều nội dung.

Giao Công an tỉnh Vĩnh Phúc tổng rà soát, đấu tranh xử lý tội phạm, vi phạm pháp luật và tham mưu giải quyết các cơ sở gây ô nhiễm môi trường, khu vực và địa điểm ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Chủ động nắm bắt tình hình, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định và đề xuất với cấp ủy, chính quyền giải quyết các vụ việc phức tạp liên quan đến công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh, đảm bảo không để xảy ra các điểm nóng, phức tạp về an ninh trật tự.

Giao Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Vĩnh Phúc chủ trì phối hợp với Ban Quản lý các khu công nghiệp, Sở Tài chính và UBND các huyện, thành phố tổ chức rà soát, tổng hợp các cơ sở, địa điểm có nguy có gây ô nhiễm môi trường.

Nâng cao chất lượng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường và chất lượng thẩm định, kiểm tra đề xuất cấp giấy phép môi trường cho các dự án, cơ sở thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh hoặc thuộc thẩm quyền của Bộ Tài nguyên và Môi trường (nay là Bộ Nông nghiệp và Môi trường) phân cấp cho UBND cấp tỉnh.

Sở Nông nghiệp và Môi trường chủ trì, phối hợp chặt chẽ với Công an tỉnh Vĩnh Phúc, Ban Quản lý các Khu công nghiệp, UBND cấp huyện và UBND cấp xã tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với các cơ sở có dấu hiệu vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.

Trong đó tập trung kiểm tra, giám sát chặt chẽ các ngành, lĩnh vực hoạt động sản xuất, kinh doanh có nguồn thải lớn xả thải ra môi trường và các Khu công nghiệp, Cụm công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ thẩm định kết quả kiểm kê khí nhà kính của cấp cơ sở thuộc lĩnh vực ngành quản lý theo chỉ đạo của UBND tỉnh Vĩnh Phúc.

Chăn nuôi lợn ở huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc. Ảnh: Bảo Khang.

Chăn nuôi lợn ở huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc. Ảnh: Bảo Khang.

Chủ tịch tỉnh Vĩnh Phúc giao các huyện, thành phố chủ trì tổ chức rà soát, tổng hợp các cơ sở sản xuất, chăn nuôi trên địa bàn không phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng và các làng nghề có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường gửi Sở Nông nghiệp và Môi trường trước ngày 20/5/2025.

Thông tin từ Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Vĩnh Phúc cho biết: Quá trình triển khai thực hiện Luật Chăn nuôi ở tỉnh Vĩnh Phúc còn gặp một số khó khăn.

Đặc biệt về quy định mật độ chăn nuôi, Vĩnh Phúc thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng có mật độ chăn nuôi quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định 13/2020/NĐ-CP ngày 21/1/2020 của Chính phủ, đến năm 2018 là 1,84 đơn vị vật nuôi/ha đất nông nghiệp và đến năm 2030 là 1,8 đơn vị vật nuôi/ha đất nông nghiệp.

Căn cứ số lượng đàn vật nuôi và diện tích đất nông nghiệp thì mật độ chăn nuôi của tỉnh Vĩnh Phúc là 2,71 đơn vị vật nuôi/ha, cao hơn nhiều so với quy định và dẫn đến khó khăn trong việc xây dựng Quyết định của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về quy định mật độ chăn nuôi trên địa bàn.

Thống kê của tỉnh Vĩnh Phúc, chăn nuôi quy mô nông hộ trên địa bàn hiện còn hơn gần 100.000 cơ sở, chiếm hơn 95% tổng số cơ sở chăn nuôi.

Định hướng, chiến lược phát triển của tỉnh là chăn nuôi trang trại công nghiệp theo chuỗi giá trị gia tăng, gắn sản xuất với bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm.

Xem thêm
Người đàn ông tử vong sau hai lần bị chó cắn

BÀ RỊA - VŨNG TÀU Một người đàn ông 48 tuổi ở thành phố Phú Mỹ tử vong với các dấu hiệu nghi mắc bệnh dại, sau hai lần bị chó cắn nhưng không tiêm phòng.

Hành trình từ 8/5/1946 của ngành Trồng trọt

Ngành Trồng trọt đã có những đóng góp xuất sắc vào kỷ nguyên giải phóng (1946 – 1975), kỷ nguyên đổi mới (1976 – 2025).

Hợp tác nghiên cứu và chuyển giao công nghệ canh tác sầu riêng

ĐẮK LẮK Chiều 12/5, Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên và Hiệp hội sầu riêng Đắk Lắk ký hợp tác nghiên cứu, chuyển giao công nghệ trong canh tác sầu riêng.

Tối ưu vận hành liên hồ chứa bằng công nghệ và dữ liệu

Khi tài nguyên nước trở nên khan hiếm và biến động khó lường, ngành thủy lợi chủ động tái cấu trúc cách thức quản lý dựa trên nền tảng công nghệ và dữ liệu.

Nhàn nhã nhờ thiết bị bay không người lái

HÀ TĨNH Ứng dụng thiết bị bay không người lái vào sản xuất nông nghiệp không chỉ giảm chi phí, tăng hiệu quả kinh tế mà còn bảo vệ sức khỏe và môi trường.

Bỏ khu Bến Cá, các tiểu thương đã ổn định tại chợ mới Bến Do

QUẢNG NINH Các hộ kinh doanh tại khu Bến Cá đã được di chuyển về chợ Bến Do. Đến nay, hoạt động buôn bán của các hộ kinh doanh tại chợ Bến Do đã ổn định.

Cứu hộ cá thể gấu ngựa gần 20 tuổi

HẢI PHÒNG Vừa qua, Tổ chức Động vật Châu Á và Chi cục Trồng trọt và Kiểm lâm Hải Phòng cứu hộ thành công một cá thể gấu ngựa gần 20 tuổi do người dân nuôi.