| Hotline: 0983.970.780

Để kiểm soát được bệnh trên cây có múi: Phải quản chặt khâu giống

Chủ Nhật 22/11/2020 , 17:36 (GMT+7)

Nhiều chuyên gia lo lắng, việc xuất hiện nhiều vùng cây có múi bị bệnh là hệ quả của việc sản xuất cây có múi thiếu bài bản, nhất là khâu quản lí giống.

Có thể lấy ví dụ như ở Nghệ An, trong công tác nhân giống cam, gần như cả tỉnh này không có vườn cây đầu dòng, không có vườn cây sạch bệnh và các cơ sở sản xuất giống chủ yếu chỉ theo kinh nghiệm đã “xưa như trái đất”.

Đó là nông dân bằng cách chọn lấy một số cái cây cam tốt, xanh, đẹp và tưởng đó là sạch bệnh. Họ cảm tính nghĩ là thế, và rồi lấy những mắt ghép từ những cây cam đó đem nhân ra hàng loạt để bán cho người dân trồng, không theo một quy trình nào.

Nhiều vùng cam mới trồng như Lục Ngạn (Bắc Giang) cũng đã xuất hiện nhiều bệnh nguy hiểm. Ảnh: TL

Nhiều vùng cam mới trồng như Lục Ngạn (Bắc Giang) cũng đã xuất hiện nhiều bệnh nguy hiểm. Ảnh: TL

PGS.TS Nguyễn Minh Châu, nguyên Viện trưởng Viện Cây ăn quả Miền Nam cho biết: Bệnh vàng lá đã từng hủy diệt cây có múi ở nhiều nước chứ không riêng Việt Nam. Về kinh nghiệm phòng trị bệnh, TS Châu cho rằng đến nay, Đài Loan và vùng Quảng Tây (Trung Quốc) có thể nói là đã rất thành công trong việc kiểm soát các bệnh nguy hiểm này.

Trong đó, kinh nghiệm cho thấy khâu kiểm soát giống cây có múi sạch bệnh là yêu cầu quan trọng hàng đầu để khống chế các bệnh vàng lá. Theo đó, việc sản xuất số lượng cây giống sạch bệnh quy mô lớn để cung ứng cho người dân rất được chú trọng.

Điều này chắc chắn phải có sự hỗ trợ, trợ giá của nhà nước, qua đó giúp mật độ của cây bệnh trong sản xuất từng bước được kiểm soát, cây bị bệnh dần không còn có mặt trong sản xuất, áp lực lây lan bệnh lên cây sạch bệnh mới trồng ngày càng ít... Vì vậy, Việt Nam cũng cần phải sớm có chính sách hỗ trợ của nhà nước trong khâu quản lí, sản xuất giống cây có múi sạch bệnh để cung ứng cho nhu cầu sản xuất của người dân.

Đồng tình với quan điểm này, ông Nguyễn Xuân Hồng, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển cây có múi (Viện Nghiên cứu Rau quả), đơn vị có bề dày trên 40 năm về nghiên cứu, chuyển giao giống cây ăn quả có múi cho rằng, biện pháp phải sử dụng hoàn toàn giống sạch bệnh chất lượng cao là yêu cầu hàng đầu để kiểm soát dịch bệnh trên cây có múi hiện nay.

Theo ông Hồng, để có được giống chất lượng cao, sạch bệnh, cần phải tuân chủ theo quy trình nhân giống và tạo ra giống sạch bệnh của quốc tế quy định, đúng quy trình nhân giống, tạo giống sạch bệnh theo hệ thống cách ly trong nhà lưới, nhà kính.

Hệ thống nhà lưới, nhà kính đảm bảo yêu cầu kỹ thuật để sản xuất giống cây có múi từ S0 đến S2 tại Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển cây có múi (Xuân Mai, Hòa Bình). Ảnh: Lê Bền

Hệ thống nhà lưới, nhà kính đảm bảo yêu cầu kỹ thuật để sản xuất giống cây có múi từ S0 đến S2 tại Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển cây có múi (Xuân Mai, Hòa Bình). Ảnh: Lê Bền

Theo đó, cần phải thực hiện một cách đồng bộ, có hệ thống đủ năng lực và kinh nghiệm sản xuất. Ngay từ khâu sản xuất ra hạt làm nguồn gieo đến cây gốc ghép, đã phải gieo trồng trong điều kiện cách ly và chất lượng cao, sạch bệnh trong nhà lưới cách ly.

Tiếp tục đến khâu bình tuyển ngoài thực tế sản xuất của bà con để chọn ra những cây ưu tú nhất từ những cây đầu dòng, phải sử dụng công nghệ vi ghép đỉnh sinh trưởng để tạo ra cây đồng dòng cao cấp S0. Từ cây đầu dòng cao cấp S0 này, lưu giữ và sản xuất trong điều kiện đặc biệt trong phòng thí nghiệm rồi mới nhân ra cây bố mẹ ưu tú sạch bệnh S1.

Từ cây S1 này, tiếp tục tăng hệ số nhân giống lên để cung cấp nguồn mắt ghép sạch bệnh phục vụ nhân giống ghép ra những cây giống S2 sạch bệnh, chất lượng cao, đồng đều để cung cấp cho cơ sở trồng mới cho bà con nông dân để trồng mới.

Đây là những điều kiện, quy trình tiên quyết để sản xuất được giống sạch bệnh, theo quy trình, hệ thống nhà lưới 3 cấp đảm bảo cách ly từ cây bố mẹ gốc ghép cho đến cây đầu dòng cây bố mẹ và nguồn mắt ghép đều phải sạch bệnh và biện pháp nhân giống cũng phải được thực hiện trong điều kiện cách ly.

Xem thêm
Môi trường sạch, giá thành giảm nhờ nuôi heo ứng dụng công nghệ sinh học

KON TUM Đồng bào dân tộc thiểu số ở Kon Tum lần đầu đưa vào sử dụng đệm lót và chế phẩm sinh học trong chăn nuôi heo, hiện đang mang lại hiệu quả kinh tế.

Người đàn ông tử vong sau hai lần bị chó cắn

BÀ RỊA - VŨNG TÀU Một người đàn ông 48 tuổi ở thành phố Phú Mỹ tử vong với các dấu hiệu nghi mắc bệnh dại, sau hai lần bị chó cắn nhưng không tiêm phòng.

Hợp tác nghiên cứu và chuyển giao công nghệ canh tác sầu riêng

ĐẮK LẮK Chiều 12/5, Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên và Hiệp hội sầu riêng Đắk Lắk ký hợp tác nghiên cứu, chuyển giao công nghệ trong canh tác sầu riêng.

Tối ưu vận hành liên hồ chứa bằng công nghệ và dữ liệu

Khi tài nguyên nước trở nên khan hiếm và biến động khó lường, ngành thủy lợi chủ động tái cấu trúc cách thức quản lý dựa trên nền tảng công nghệ và dữ liệu.

Nhàn nhã nhờ thiết bị bay không người lái

HÀ TĨNH Ứng dụng thiết bị bay không người lái vào sản xuất nông nghiệp không chỉ giảm chi phí, tăng hiệu quả kinh tế mà còn bảo vệ sức khỏe và môi trường.

Đặt mục tiêu nuôi trồng, khai thác 9.200 tấn thủy sản vùng hồ Thác Bà

YÊN BÁI Huyện Yên Bình (Yên Bái) đặt mục tiêu nuôi trồng và khai thác hơn 9.200 tấn thủy sản trên vùng hồ Thác Bà trong năm 2025

Cứu hộ cá thể gấu ngựa gần 20 tuổi

HẢI PHÒNG Vừa qua, Tổ chức Động vật Châu Á và Chi cục Trồng trọt và Kiểm lâm Hải Phòng cứu hộ thành công một cá thể gấu ngựa gần 20 tuổi do người dân nuôi.