| Hotline: 0983.970.780

Dè dặt vụ cúc Tết

Thứ Hai 13/11/2023 , 16:43 (GMT+7)

BÌNH ĐỊNH Dự báo năm nay mưa dồn vào những tháng cuối năm nên người trồng hoa cúc Tết ở Bình Định đang vừa trồng vừa run.

Lo cúc ế vì kinh tế khó khăn

Anh Đặng Văn Thảo (55 tuổi) ở tổ 2, khu vực Liêm Trực, phường Bình Định (thị xã An Nhơn, Bình Định) đã có 30 năm trồng cúc bán vào những dịp Tết Nguyên đán hàng năm. Năm nay, dù lo lắng kinh tế đang khó khăn, người tiêu dùng sẽ “thắt lưng buộc bụng” nên anh Thảo chỉ trồng 300 chậu cúc để bán Tết.

Ông Trần Hữu Văn đang đi thăm 1.000 chậu cúc của gia đình để cung ứng vào dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024. Ảnh: V.Đ.T.

Ông Trần Hữu Văn đang đi thăm 1.000 chậu cúc của gia đình để cung ứng vào dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024. Ảnh: V.Đ.T.

“Lo thì lo vậy, nhưng nghề trồng hoa cúc bán Tết mình theo đã gần 30 năm nay, giờ cứ đến vụ là xuống giống rồi mong cho thị trường hanh thông để kiếm ít tiền cho gia đình ăn Tết. 3 năm gần đây Tết năm nào người trồng cúc cũng phấn khởi vì cúc bán chạy. Riêng Tết năm ngoái nhà vườn trúng to vì cúc bán sỉ cháy hàng, giá cao, nhưng thương lái mua về bán lẻ thì lỗ to vì sức mua của người dân hạn chế. Do đó năm nay tôi không dám trồng nhiều, chỉ trồng 300 chậu, trong đó có 200 chậu kích cỡ 50cm và 100 chậu 40cm”, anh Thảo chia sẻ.

Vừa cắm cọc phụ để giữ cho những cây cúc không bị mưa làm ngã, anh Thảo vừa cho biết, năm nay là năm nhuận nhưng không ảnh hưởng tới người trồng hoa cúc, bởi cúc chỉ cần trồng đủ tháng là ra hoa. Để tạo hình cho chậu cúc có hình chiếc nón, cành hoa bung rộng hút mắt người mua, ngay từ khi cây cúc còn nhỏ người trồng đã phải cắt ngọn những cây cúc nằm ở giữa chậu (cao hơn những cây cúc nằm xung quanh vành chậu) để cây cúc cao dần từ trong ra ngoài, tạo nên hình nón. Những cây cúc được ngắt ngọn nhiều lần theo cách ấy khi xuất bán chậu cúc sẽ xòe cành, khoe hoa trông rất bắt mắt.

“Cúc chỉ chịu nắng chứ không ưa mưa, mưa dầm kéo dài rễ cây sẽ bị yếu, sinh bệnh. Mới mưa mấy ngày nay mà cúc của tôi đã có nhiều chậu rũ lá, phải để riêng những chậu cúc ấy ra để chăm sóc chế độ riêng. Những cây này phải tăng cường thuốc kích rễ, tích cực điều trị bệnh lở cổ rễ mới mong hồi phục”, anh Đặng Văn Thảo cho hay.

Người trồng hoa cúc Tết ở Bình Định năm nay khá lo lắng do dự báo mưa lớn sẽ tập trung vào cuối năm. Ảnh: V.Đ.T.

Người trồng hoa cúc Tết ở Bình Định năm nay khá lo lắng do dự báo mưa lớn sẽ tập trung vào cuối năm. Ảnh: V.Đ.T.

Nơm nớp sợ mưa muộn

Trên bãi đất trống nằm cạnh Cụm công nghiệp phường Bình Định (thị xã An Nhơn, Bình Định), năm nay, ông Trần Hữu Văn (sinh năm 1961) trồng đến 1.000 chậu cúc phục vụ Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024. Trong đó có 100 chậu có kích cỡ 80cm - 1m, 300 chậu 60 - 70cm, còn lại là chậu 50cm. Bên cạnh đó, ông Văn còn trồng 300 chậu cúc mâm xôi cỡ nhỏ để có thu nhập trả chi phí nhân công bấm ngọn, cắm cọc.

Ông Văn cho biết, với hơn 30 năm trồng cúc, ông đã hình thành được mạng lưới bạn hàng khắp cả nước, số lượng và kích cỡ những chậu cúc ông trồng là làm theo đơn đặt hàng của bạn hàng nên không lo về đầu ra, giá cả thì theo thị trường. Giờ ông Văn chỉ lo chăm sóc làm sao để những chậu cúc cho hoa đều, đẹp và nhất là ra hoa đúng thời điểm để bạn hàng tiêu thụ hết trong dịp Tết.

Những ngày qua mưa dồn dập, những chậu cúc đã có vẻ “buồn buồn” nên ông Văn phải ngâm phân để chiều tưới. Thời tiết ở Bình Định năm nay nắng nóng kéo dài, đến giữa tháng 9 âm lịch mới có những cơn mưa đầu mùa, lại mưa rất to.

Theo dõi dự báo thời tiết, ông Văn được biết năm nay lượng mưa cũng như mọi năm nhưng có khả năng dồn vào tháng 11 (dương lịch) nên mưa sẽ rất lớn và kéo dài, đây là điều kiện bất lợi trong quá trình cây cúc sinh trưởng, phát triển.

Những chậu cúc cỡ đại (chậu có kích cỡ 1m) được người dân chăm sóc rất kỹ lưỡng. Ảnh: V.Đ.T.

Những chậu cúc cỡ đại (chậu có kích cỡ 1m) được người dân chăm sóc rất kỹ lưỡng. Ảnh: V.Đ.T.

“Trồng cúc phải theo dõi dự báo thời tiết liên tục, nếu dự báo ngày mai mưa thì hôm nay phải bơm thuốc phòng để cúc không bị rụng lá. Năm nay dự báo mưa lớn và kéo dài trong những tháng cuối năm, tôi lo những chậu cúc sẽ bị tuột hết lá chân.

Chậu cúc mà trống lá chân sẽ rất khó bán, cành lá phải dày kín chậu mới hút mắt người tiêu dùng. Mưa kéo dài thì chủ nhà vườn cũng không thể bơm thuốc vì lá cúc không khô thì bơm thuốc cũng như không”, ông Trần Hữu Văn lo lắng.

Xem thêm
Bình Phước chú trọng phát triển chăn nuôi theo chuỗi giá trị

Sáng 19/4, đoàn công tác Bộ Nông nghiệp và Môi trường do Thứ trưởng Phùng Đức Tiến làm trưởng đoàn có buổi làm việc tại tỉnh Bình Phước.

Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Nửa tấn cá thả xuống sông Cầu Phủ tái tạo nguồn lợi thủy sản

Hà Tĩnh Các loài cá truyền thống như trắm, trôi, mè, chép, cá lóc, cá trê… vừa được thả xuống sông Cầu Phủ nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.