| Hotline: 0983.970.780

Hải Phòng yêu cầu nông dân dừng cấy lúa đến khi bão tan

Chủ Nhật 20/07/2025 , 22:38 (GMT+7)

Cả vùng lúa có thể bị ảnh hưởng do bão Wipha, Sở Nông nghiệp và Môi trường Hải Phòng đã yêu cầu các địa phương dừng việc cấy lúa và chuẩn bị giống dự phòng.

Bà Lương Thị Kiểm - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Hải Phòng kiểm tra việc chuẩn bị tiêu thoát nước tại vựa lúa phía tây Hải Phòng. Ảnh: Tiến Mạnh.

Bà Lương Thị Kiểm - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Hải Phòng kiểm tra việc chuẩn bị tiêu thoát nước tại vựa lúa phía tây Hải Phòng. Ảnh: Tiến Mạnh.

Ngày 20/7, bà Lương Thị Kiểm - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Hải Phòng đã xuống các vùng sản xuất trọng điểm để kiểm tra và trực tiếp chỉ đạo các biện pháp ứng phó bão Whipha. Tại hai xã Hợp Tiến và xã Trường Tân, những vựa lúa lớn của khu vực tây Hải Phòng, sau khi nắm bắt tình hình, bà Lương Thị Kiểm đã yêu cầu các địa phương khẩn trương kiện toàn Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và xây dựng kịch bản ứng phó cụ thể với từng cấp độ của bão.

Với những diện tích lúa mới cấy, còn thấp cây, phải khoanh vùng, sẵn sàng tiêu úng kịp thời ngay sau khi có mưa lớn. Những diện tích chưa kịp gieo cấy thì tạm dừng ngay cho đến khi bão tan. Đối với rau màu và cây ăn quả, bà yêu cầu tập trung thu hoạch nhanh gọn những diện tích đã đến kỳ theo phương châm “xanh nhà hơn già đồng”. Với những diện tích còn lại, phải áp dụng các biện pháp kỹ thuật như gia cố nhà lưới, cắt tỉa cành, chằng chống để hạn chế thấp nhất thiệt hại.

“Đặc biệt, tôi đã đề nghị các địa phương phải có ngay phương án dự phòng các giống lúa ngắn ngày để sẵn sàng khôi phục sản xuất ngay sau bão, nếu có thiệt hại xảy ra”, bà Kiểm nhấn mạnh.

Cũng theo bà Lương Thị Kiểm, Sở Nông nghiệp và Môi trường đã có văn bản hướng dẫn cụ thể, yêu cầu các địa phương chuẩn bị sẵn các giống lúa cực ngắn ngày như P6ĐB, KD18, HN6,... để sẵn sàng gieo cấy lại nếu lúa bị thiệt hại từ 50% trở lên, lưu ý thời gian gieo cấy lại phải kết thúc trước ngày 5/8 để đảm bảo kịp thời vụ.

Người dân được yêu cầu tạm dừng cấy lúa cho đến lúc bão tan, tránh những rủi ro đáng tiếc. Ảnh: Tiến Mạnh.

Người dân được yêu cầu tạm dừng cấy lúa cho đến lúc bão tan, tránh những rủi ro đáng tiếc. Ảnh: Tiến Mạnh.

Toàn TP Hải Phòng hiện có 56.000 ha lúa mùa đã gieo cấy, trong đó, khoảng 20.000 ha lúa mùa sớm và mùa trung, được cấy trước ngày 5/7, cây đã cao và đang trong giai đoạn đẻ nhánh. Diện tích này rất dễ bị thiệt hại do gió mạnh gây đổ rạp và ngập úng, làm giảm năng suất.

Với khoảng 35.000 ha lúa còn lại, chủ yếu là diện tích gieo vãi và mới cấy ở khu vực phía Đông thành phố như: Tiên Lãng, Vĩnh Bảo,... lúa đang ở giai đoạn còn thấp cây, sức chống chịu rất yếu, có nguy cơ bị mất trắng hoàn toàn nếu bị ngập úng kéo dài từ 2-3 ngày.

Bên cạnh cây lúa, 12.000 ha rau màu vụ hè thu các loại như rau muống, mồng tơi, dưa chuột... cũng đang đứng trước nguy cơ bị dập nát, thối hỏng do mưa lớn. Gần 29.000 ha cây ăn quả, trong đó có nhiều diện tích nhãn đang chuẩn bị vào vụ thu hoạch, cũng có thể bị gió mạnh làm rụng quả, gãy cành, gây thiệt hại lớn.

Theo Đài Khí tượng Thủy văn TP Hải Phòng, lúc 20h ngày 20/7, tâm bão Wipha ở trên vùng biển phía Tây Bắc khu vực Bắc Biển Đông, chỉ còn cách Quảng Ninh - Hải Phòng khoảng 480 km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vẫn duy trì ở cấp 11 (103-117km/giờ), giật cấp 14.

Hiện tại, bão đang di chuyển nhanh theo hướng Tây và tối 21/7, bão có thể mạnh lên tới cấp 11-12, giật cấp 15, mạnh hơn so với các dự báo trước đó. Vùng biển vịnh Bắc Bộ, bao gồm các huyện đảo Bạch Long Vĩ, Cát Hải, sẽ có gió mạnh cấp 10-12, giật cấp 15, biển động dữ dội. Dự báo, tối và đêm 22/7, bão sẽ đổ bộ vào đất liền các tỉnh từ Hải Phòng đến Thanh Hóa với sức gió mạnh cấp 9-10, giật cấp 12.

Đe dọa lớn nhất đối với sản xuất nông nghiệp trong cơn bão Wipha là đợt mưa to đến rất to trên diện rộng, với lượng mưa phổ biến 200-350mm, cục bộ có nơi trên 600mm. Nước dâng do bão tại vùng ven biển Hải Phòng có thể cao từ 0,8-1,2m, kết hợp triều cường đẩy mực nước tại Hòn Dấu lên 3,8-4,2m, gây ngập lụt nghiêm trọng cho các vùng trũng, thấp ven biển, cửa sông.

Xem thêm
Dịch tả lợn Châu Phi tại Nghệ An lây lan nhanh

Trên địa bàn tỉnh Nghệ An xảy ra một số loại dịch bệnh chăn nuôi nguy hiểm, đáng ngại hơn cả là diễn biến dịch tả lợn Châu Phi trong thời gian gần đây.

Lập chốt kiểm dịch liên ngành, phòng chống dịch tả lợn Châu Phi

GIA LAI Trước tình hình trên địa bàn đã xảy ra nhiều ổ dịch tả lợn Châu Phi, lãnh đạo tỉnh Gia Lai chỉ đạo phải quyết liệt với công tác phòng chống dịch bệnh này.

Chàng trai 22 tuổi mỗi tháng ẵm 20 triệu đồng nhờ nuôi ong chúa giống

CẦN THƠ Hiện mỗi con ong chúa giống do Tạo sản xuất có giá từ 200.000 đồng. Trung bình mỗi tháng Tạo cung cấp ra thị trường khoảng 800 con, thu nhập gần 20 triệu đồng.

Nông nghiệp Hải Phòng kỳ vọng đột phá sau sáp nhập

HẢI PHÒNG Sau hợp nhất, thế mạnh về biển của Hải Phòng và nông nghiệp công nghệ cao của Hải Dương hứa hẹn sẽ tạo ra cực tăng trưởng mới, giúp phát huy được các tiềm năng.

Trí thức trẻ Việt góp sức cùng đất nước bước vào kỷ nguyên chuyển đổi số

HÀ NỘI Sáng 19/7, Diễn đàn Trí thức trẻ Việt Nam toàn cầu lần thứ VI, năm 2025 chính thức khai mạc tại Đại học VinUni.

Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 tuyên truyền chống IUU

Vĩnh Long Chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) là trách nhiệm của ngư dân, cơ quan chức năng và toàn xã hội.

Siết chặt bảo vệ rừng trong mùa khai thác hạt ươi

ĐÀ NẴNG Mùa ươi không chỉ giúp bà con cải thiện sinh kế mà còn là thử thách cho công tác bảo vệ rừng, đòi hỏi trách nhiệm của cả người dân và lực lượng chức năng.

Bình luận mới nhất