| Hotline: 0983.970.780

Chủ động bảo vệ lúa thu đông trước thời tiết bất lợi

Chủ Nhật 20/07/2025 , 16:26 (GMT+7)

ĐỒNG THÁP Đồng Tháp đảm bảo tiến độ xuống giống lúa thu đông 2025, tăng cường phòng chống dịch hại, khuyến cáo nông dân dùng phân, thuốc an toàn giúp giảm chi phí, bảo vệ môi trường.

Trong điều kiện thời tiết diễn biến phức tạp, ngành nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp đang chủ động triển khai đồng bộ các giải pháp đảm bảo tiến độ sản xuất và an toàn sinh học trong vụ lúa thu đông 2025. Tính đến ngày 15/7/2025, toàn tỉnh đã xuống giống được 72.138 ha lúa vụ thu đông, đạt kế hoạch đề ra, hiện lúa đang trong giai đoạn mạ đến đẻ nhánh. Ngành chuyên môn khuyến cáo nông dân cần tuân thủ chặt chẽ quy trình kỹ thuật, sử dụng vật tư nông nghiệp an toàn, đồng thời chủ động phòng chống sinh vật gây hại theo dự báo.

Cán bộ kỹ thuật ngành nông nghiệp hướng dẫn nông dân kiểm tra sự sinh trưởng và tình hình sâu bệnh trên lúa thu đông. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Cán bộ kỹ thuật ngành nông nghiệp hướng dẫn nông dân kiểm tra sự sinh trưởng và tình hình sâu bệnh trên lúa thu đông. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ông Trần Thanh Tâm, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Đồng Tháp cho biết: Hiện thời tiết mưa nắng xen kẽ khiến ẩm độ không khí cao, là điều kiện thuận lợi để một số dịch hại như bệnh đạo ôn lá, cháy bìa lá và sâu cuốn lá nhỏ phát sinh.

Các giống lúa như Jasmine 85, VD 20, OM 4900, IR 50404, nếp... có khả năng nhiễm bệnh cao nếu không quản lý tốt từ đầu vụ. Do đó, Chi cục đã chủ động ra khuyến cáo đến các địa phương đề nghị nông dân thăm đồng thường xuyên, sử dụng đúng thuốc, đúng lúc và không lạm dụng phân đạm để giúp cây lúa phát triển khỏe, tăng sức đề kháng.

Cùng với việc giám sát tình hình sinh vật gây hại, ngành chức năng cũng kêu gọi người dân thực hiện nghiêm kỹ thuật canh tác “3 giảm 3 tăng” và “1 phải 5 giảm”, trong đó lưu ý sử dụng phân bón hợp lý, bón vùi ngay sau trục đất lần cuối để tiết kiệm chi phí, giảm thất thoát và ô nhiễm môi trường, nâng cao hiệu quả sử dụng. Ngoài ra, khuyến khích nông dân sử dụng phân hữu cơ, chế phẩm sinh học như Trichoderma và vi khuẩn đối kháng phun trên rơm rạ sau thu hoạch nhằm tăng độ phì nhiêu cho đất, hạn chế sâu bệnh ở vụ sau. 

Sâu đục thân là một trong những sinh vật gây hại phổ biến trên lúa giai đoạn đẻ nhánh, làm đòng, cần theo dõi và phòng trừ kịp thời. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Sâu đục thân là một trong những sinh vật gây hại phổ biến trên lúa giai đoạn đẻ nhánh, làm đòng, cần theo dõi và phòng trừ kịp thời. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ông Nguyễn Văn Khánh, Giám đốc HTX Dịch vụ nông nghiệp Tân Bình (xã Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp) cho biết: HTX hiện đã hoàn thành xuống giống gần 200 hecta lúa thu đông, khoảng 30% diện tích còn lại HTX sẽ xuống giống dứt điểm vào cuối tháng 7 này. Trước khi bắt tay vào vụ lúa thu đông năm nay, HTX đã triển khai cho các thành viên phải thực hiện đồng bộ kỹ thuật từ khâu làm đất, bón phân, sạ thưa, dùng giống xác nhận và hạn chế sử dụng thuốc hóa học trong giai đoạn đầu vụ. Đồng thời, HTX phối hợp với cán bộ nông nghiệp xã cập nhật thông tin dịch hại hàng tuần để hướng dẫn các thành viên chủ động phòng trừ sớm.

Anh Lê Văn Phước, nông dân trồng lúa ở xã Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp đang canh tác 5 hecta lúa thu đông vừa xuống giống khoảng 25 ngày tuổi cho biết: “Tôi luôn tuân thủ đúng hướng dẫn kỹ thuật của ngành nông nghiệp khuyến cáo. Sạ thưa còn 7 kg/công (1.300m2), giảm bón phân đạm, chủ động thăm đồng mỗi ngày. Đợt này tôi không phun thuốc sớm, chờ khi thấy lúa có dấu hiệu bệnh mới xử lý theo khuyến cáo. Làm như vậy thấy ruộng ít sâu bệnh, lúa phát triển khỏe và đều, tiết kiệm chi phí rõ rệt”.

Để đảm bảo vụ lúa thu đông trên địa bàn Đồng Tháp giảm sâu bệnh và đạt kết quả cao vào cuối vụ, ngay đầu vụ Chi cục Trồng trọt và BVTV Đồng Tháp đã lưu ý và đưa ra khuyến cáo về tình hình sâu bệnh hàng tuần để các địa phương nắm và triển khai xuống tận cơ sở giúp nông dân biết và có biện pháp phòng trừ. Điển hình là đưa ra dự báo một số sinh vật gây hại có khả năng xuất hiện và gây hại phổ biến như rầy nâu tuổi 1 - 2, sâu cuốn lá nhỏ, đạo ôn lá, cháy bìa lá, lem lép hạt, chuột…

Nông dân Đồng Tháp chủ động phun thuốc bảo vệ thực vật đúng thời điểm, tuân thủ nguyên tắc '4 đúng' nhằm phòng trừ sâu bệnh hiệu quả và bảo vệ môi trường. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Nông dân Đồng Tháp chủ động phun thuốc bảo vệ thực vật đúng thời điểm, tuân thủ nguyên tắc “4 đúng” nhằm phòng trừ sâu bệnh hiệu quả và bảo vệ môi trường. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Đặc biệt, với thời tiết hiện nay, mưa chiều kèm nắng gắt ban ngày là điều kiện lý tưởng để bệnh phát sinh mạnh trên các ruộng sạ dày, thừa đạm và sử dụng giống nhiễm. Bên cạnh đó, chuột cũng có xu hướng gây hại tại các vùng ruộng gò cao, gần nhà dân hoặc vườn tạp.

Ngành chuyên môn tỉnh Đồng Tháp khuyến cáo nông dân không nên phun thuốc trừ sâu phổ rộng giai đoạn đầu vụ (từ 1 - 40 ngày sau sạ) để bảo vệ thiên địch. Khi cần thiết phải phun thuốc, nông dân nên tuân thủ nguyên tắc "4 đúng" và tuyệt đối không sử dụng thuốc kích thích sinh trưởng hay thuốc BVTV trước thu hoạch ít nhất 20 ngày để đảm bảo thời gian cách ly, an toàn thực phẩm.

Ngoài ra, các địa phương được đề nghị tổ chức diệt chuột đồng loạt bằng biện pháp sinh học, cơ học, không dùng điện để tránh tai nạn. Việc thu gom bao bì thuốc BVTV sau sử dụng cũng được yêu cầu triển khai nghiêm ngặt để bảo vệ môi trường.

Xem thêm
Dịch tả lợn Châu Phi tại Nghệ An lây lan nhanh

Trên địa bàn tỉnh Nghệ An xảy ra một số loại dịch bệnh chăn nuôi nguy hiểm, đáng ngại hơn cả là diễn biến dịch tả lợn Châu Phi trong thời gian gần đây.

Lập chốt kiểm dịch liên ngành, phòng chống dịch tả lợn Châu Phi

GIA LAI Trước tình hình trên địa bàn đã xảy ra nhiều ổ dịch tả lợn Châu Phi, lãnh đạo tỉnh Gia Lai chỉ đạo phải quyết liệt với công tác phòng chống dịch bệnh này.

Chàng trai 22 tuổi mỗi tháng ẵm 20 triệu đồng nhờ nuôi ong chúa giống

CẦN THƠ Hiện mỗi con ong chúa giống do Tạo sản xuất có giá từ 200.000 đồng. Trung bình mỗi tháng Tạo cung cấp ra thị trường khoảng 800 con, thu nhập gần 20 triệu đồng.

Nông nghiệp Hải Phòng kỳ vọng đột phá sau sáp nhập

HẢI PHÒNG Sau hợp nhất, thế mạnh về biển của Hải Phòng và nông nghiệp công nghệ cao của Hải Dương hứa hẹn sẽ tạo ra cực tăng trưởng mới, giúp phát huy được các tiềm năng.

Chăm sóc chanh leo bằng điện thoại, quả sai trĩu

SƠN LA Áp dụng đồng bộ quy trình canh tác tự động hiện đại, vườn chanh lep của anh Hưởng phát triển rất tốt, quả sai trĩu, việc chăm sóc cũng rất nhàn nhã.

Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 tuyên truyền chống IUU

Vĩnh Long Chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) là trách nhiệm của ngư dân, cơ quan chức năng và toàn xã hội.

Siết chặt bảo vệ rừng trong mùa khai thác hạt ươi

ĐÀ NẴNG Mùa ươi không chỉ giúp bà con cải thiện sinh kế mà còn là thử thách cho công tác bảo vệ rừng, đòi hỏi trách nhiệm của cả người dân và lực lượng chức năng.

Bình luận mới nhất