| Hotline: 0983.970.780

Đào tạo cán bộ khuyến nông quản lý rơm rạ bền vững

Thứ Bảy 13/07/2024 , 10:15 (GMT+7)

AN GIANG Từ ngày 10 - 12/7, Bộ NN-PTNT phối hợp Viện Khoa học Phát triển Nông thôn (SIRD) tổ chức khóa tập huấn về kinh tế tuần hoàn trong chuỗi giá trị lúa gạo.

Từ ngày 10 - 12/7, Bộ NN-PTNT phối hợp với Viện Khoa học Phát triển Nông thôn (SIRD) tổ chức khóa tập huấn về kinh tế tuần hoàn trong chuỗi giá trị lúa gạo tại An Giang. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Từ ngày 10 - 12/7, Bộ NN-PTNT phối hợp với Viện Khoa học Phát triển Nông thôn (SIRD) tổ chức khóa tập huấn về kinh tế tuần hoàn trong chuỗi giá trị lúa gạo tại An Giang. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Tại An Giang, trong thời gian 3 ngày, cán bộ khuyến nông cơ sở của 6 tỉnh ĐBSCL được các chuyên gia trong nước và quốc tế chia sẻ về sự phù hợp của kinh tế tuần hoàn trong Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp vùng ĐBSCL; tìm hiểu về kinh tế tuần hoàn và sử dụng sản phẩm phụ, quản lý rơm rạ để sử dụng cho nhiều mục đích (sản xuất nấm, làm phân hữu cơ)...

Ngoài ra, các học viên cũng được tham quan thực tế trang trại sản xuất nấm, HTX làm phân ủ, thảo luận nhóm về cách xây dựng mô hình kinh doanh tuần hoàn và lập kế hoạch khai thác kinh tế tuần hoàn.

Lớp tập huấn nhằm tăng cường nhận thức của các tác nhân trong chuỗi giá trị lúa gạo về vai trò của kinh tế tuần hoàn; hướng dẫn quy trình kỹ thuật và cung cấp kiến thức thực địa về thực hành kinh tế tuần hoàn trong sản xuất lúa gạo; thúc đẩy hợp tác công - tư cũng như huy động đầu tư của các cơ quan, tổ chức thuộc khối nhà nước và tư nhân trong việc ứng dụng kinh tế tuần hoàn trong chuỗi nông sản.

Cán bộ khuyến nông cơ sở của 6 tỉnh ĐBSCL được đào tạo nâng cao năng lực về quản lý và cơ giới hóa các khâu xử lý rơm rạ. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Cán bộ khuyến nông cơ sở của 6 tỉnh ĐBSCL được đào tạo nâng cao năng lực về quản lý và cơ giới hóa các khâu xử lý rơm rạ. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ông Tôn Thất Thịnh, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT An Giang cho biết, việc tập huấn kiến thức kinh tế tuần hoàn trong chuỗi giá trị lúa gạo rất phù hợp trong triển khai Đề án Phát triển  bền vững 1 triệu ha lúa chuyên canh chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL.

Tham gia tập huấn, học viên được nâng cao năng lực về quản lý và cơ giới hóa các khâu xử lý rơm rạ, thực hiện các mô hình kinh doanh rơm rạ và các công nghệ ủ phân hữu cơ từ rơm rạ. Các học viên được tập huấn sẽ là những người tham gia đào tạo nông dân tại địa phương để nhân rộng mô hình trong thời gian tới.

Sau khóa tập huấn, tỉnh An Giang sẽ tổ chức thêm 25 lớp đào tạo về quản lý rơm rạ, canh tác bền vững (SRP, GAP, IPM/MRL, VietGAP...) từ kinh phí hỗ trợ của Tổ chức Hợp tác quốc tế Đức (GIZ) và các nguồn kinh phí khác.

Xem thêm
Ngan sao Đầm Hà: Sản phẩm OCOP tiềm năng

Ngan sao Đầm Hà là giống vật nuôi bản địa được nhân rộng theo chuỗi liên kết, mở ra hướng đi bền vững cho phát triển chăn nuôi địa phương.

Phòng chống dịch tả lợn Châu Phi từ cơ sở giết mổ

GIA LAI Trước tình hình dịch tả lợn Châu Phi diễn biến phức tạp, ngành chức năng Gia Lai tăng cường phòng chống, đặc biệt là từ cơ sở giết mổ động vật tập trung.

Trồng xen ca cao trong vườn dừa, lợi đôi đường

VĨNH LONG Mô hình này tận dụng hiệu quả diện tích, cải thiện hệ sinh thái đất, duy trì độ ẩm, giảm xói mòn rửa trôi, năng suất dừa cũng tăng so với trồng chuyên canh.

Chàng trai 22 tuổi mỗi tháng ẵm 20 triệu đồng nhờ nuôi ong chúa giống

CẦN THƠ Hiện mỗi con ong chúa giống do Tạo sản xuất có giá từ 200.000 đồng. Trung bình mỗi tháng Tạo cung cấp ra thị trường khoảng 800 con, thu nhập gần 20 triệu đồng.

Nông nghiệp Hải Phòng kỳ vọng đột phá sau sáp nhập

HẢI PHÒNG Sau hợp nhất, thế mạnh về biển của Hải Phòng và nông nghiệp công nghệ cao của Hải Dương hứa hẹn sẽ tạo ra cực tăng trưởng mới, giúp phát huy được các tiềm năng.

Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 tuyên truyền chống IUU

Vĩnh Long Chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) là trách nhiệm của ngư dân, cơ quan chức năng và toàn xã hội.

Đánh thức tiềm năng du lịch sinh thái rừng đặc dụng

Thái Nguyên Vườn quốc gia Ba Bể, Khu dự trữ thiên nhiên Kim Hỷ và Khu bảo tồn loài – sinh cảnh Nam Xuân Lạc là những viên ngọc giữa đại ngàn đang dần được đánh thức.

Bình luận mới nhất