| Hotline: 0983.970.780

Đào tạo 35 giảng viên về quản lý bền vững sâu keo mùa thu

Thứ Ba 12/09/2023 , 18:14 (GMT+7)

ĐẮK LẮK Lớp TOT-IPM về quản lý sâu keo mùa thu tổng hợp trên cây ngô có 35 học viên đến từ 17 tỉnh thành phía Nam có diện tích trồng ngô lớn.

Thực hiện dự án “Mở rộng phạm vi quản lý sâu keo mùa thu bền vững tại Việt Nam”, ngày 11/9, Trung tâm Bảo vệ thực vật miền Trung phối hợp cùng phòng Bảo vệ thực vật (Cục Bảo vệ thực vật) đã khai giảng lớp TOT-IPM về quản lý sâu keo mùa thu tổng hợp trên cây ngô tại TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk.

Dự lễ khai giảng có lãnh đạo phòng Bảo vệ thực vật (Cục Bảo vệ thực vật - BVTV); Trung tâm BVTV miền Trung; Trung tâm BVTV phía Bắc; Trung tâm BVTV vùng Khu 4 (Cục BVTV) cùng các giảng viên chính của lớp đào tạo giảng viên.

Lớp đào tạo giảng viên có 33 học viên tham gia . Ảnh: Anh Tuấn.

Lớp đào tạo giảng viên có 33 học viên tham gia . Ảnh: Anh Tuấn.

Lớp đào tạo giảng viên (TOT) diễn ra trong 5 ngày (từ ngày 11 - 15/9) với sự tham gia của 35 cán bộ kỹ thuật đang công tác tại các cơ quan chuyên môn về trồng trọt - bảo vệ thực vật tại 17 tỉnh/thành có diện tích trồng ngô lớn và đang bị sâu keo mùa thu gây hại tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên và Nam bộ.

Tham dự khóa đào tạo, các học viên sẽ được bổ sung kiến thức về cách nhận biết hình thái, đặc tính sinh trưởng, phát triển và phân biệt sâu keo mùa thu với các loại sâu khác; biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp trong quản lý sâu keo mùa thu như biện pháp canh tác, biện pháp thủ công, biện pháp sinh học, biện pháp bẫy, bả và biện pháp hóa học…

Ngoài ra, các học viên sẽ được đào tạo, trau dồi kỹ năng huấn luyện và xây dựng kế hoạch các lớp FFS (huấn luyện nông dân), các mô hình trình diễn về quản lý sâu keo mùa thu.

Thông qua khóa đào tạo, các học viên sẽ được đào tạo kỹ năng hoạt động nhóm, kỹ năng điều tra, đánh giá, kỹ năng truyền thông…, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm để áp dụng trong công việc, tổ chức các hoạt động cộng đồng và tổ chưc sản xuất.

Sau khi kết thúc khóa đào tạo, học viên sẽ trở thành giảng viên TOT cho các tỉnh để phục vụ công tác đào tạo, tổ chức các lớp huấn luyện nông dân về quản lý tổng hợp sâu keo mùa thu và kịp thời đưa ra biện pháp nhằm lan tỏa, tiếp cận đến bà con nông dân, góp phần đưa sản xuất nông nghiệp tại địa phương theo hướng bền vững, giảm thiểu rủi ro về thuốc BVTV, an toàn với môi trường, sức khỏe con người và đảm bảo an ninh lương thực trong tương lai.

Xem thêm
Nuôi 300 con dúi, 300 gà đen mang lại doanh thu nửa tỷ đồng

ĐỒNG THÁP Tổng thu nhập từ đàn dúi 300 con và đàn gà đen 300 con đem về cho anh Huỳnh Văn Hiếu ở Đồng Tháp khoảng nửa tỷ đồng mỗi năm.

Phát hiện 33 con bò mắc bệnh lở mồm long móng

QUẢNG NGÃI Phát hiện 33 con bò của 17 hộ dân có triệu chứng bệnh lở mồm long móng, xã Đăk Plô (tỉnh Quảng Ngãi) đã khẩn trương khoanh vùng, kiểm soát, không để dịch lan rộng.

Chàng trai 22 tuổi mỗi tháng ẵm 20 triệu đồng nhờ nuôi ong chúa giống

CẦN THƠ Hiện mỗi con ong chúa giống do Tạo sản xuất có giá từ 200.000 đồng. Trung bình mỗi tháng Tạo cung cấp ra thị trường khoảng 800 con, thu nhập gần 20 triệu đồng.

Nông nghiệp Hải Phòng kỳ vọng đột phá sau sáp nhập

HẢI PHÒNG Sau hợp nhất, thế mạnh về biển của Hải Phòng và nông nghiệp công nghệ cao của Hải Dương hứa hẹn sẽ tạo ra cực tăng trưởng mới, giúp phát huy được các tiềm năng.

Tiết kiệm hơn 30% chi phí phân bón nhờ phương pháp dúi phân

SƠN LA Phương pháp bón dúi phân kết hợp kỹ thuật cấy hàng rộng - hàng hẹp giúp giảm thất thoát, giảm số lần bón phân, chi phí phân bón giảm khoảng 30%, hạn chế sâu bệnh.

Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 tuyên truyền chống IUU

Vĩnh Long Chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) là trách nhiệm của ngư dân, cơ quan chức năng và toàn xã hội.

Điểm sáng nghiên cứu khoa học gắn với bảo tồn đa dạng sinh học

Cần Thơ Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, từng bước giúp Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng lập cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học, phục vụ lưu trữ các thông tin cần thiết.

Bình luận mới nhất