| Hotline: 0983.970.780

Côn trùng, nguồn thức ăn tốt

Thứ Sáu 22/04/2016 , 06:05 (GMT+7)

Trước kia côn trùng (thường được gọi là sâu bọ) là loài động vật bỏ đi. Một số tộc người, đặc biệt là ở châu Âu và châu Mỹ còn ghê tởm các loài sâu bọ. Do đó người ta thường nói "đồ sâu bọ" có nghĩa là đồ bỏ đi.

Gần đây, nhận thức này đã thay đổi. Hiện nay trên thế giới, tỷ lệ người coi côn trùng là thức ăn tốt chiếm 64%, là thức ăn bình thường chiếm 20%, là thức ăn "ghê tởm" chỉ chiếm 16%. Đã có khoảng 2 tỷ người đã bổ sung chất dinh dưỡng bằng côn trùng.

Vừa qua, Tổ chức Nông nghiệp và lương thực (FAO) của Liên Hiệp quốc đã khuyến khích việc sử dụng côn trùng làm thức ăn cho con người và vật nuôi.

Ưu điểm của việc sử dụng côn trùng làm thức ăn cho con người và vật nuôi là:

- Có nhiều loại côn trùng.

- Côn trùng có khả năng thích ứng với nhiều điều kiện ngoại cảnh khác nhau.

- Côn trùng có vòng đời ngắn, tái tạo đàn nhanh.

- Điều kiện nuôi dưỡng côn trùng đơn giản, không tốn kém nhân công, vật tư.

- Côn trùng không cần năng lượng để duy trì nhiệt độ cơ thể.

- Hiệu quả chuyển hóa thức ăn tốt: Để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm bò phải mất một thời gian dài hơn dế 12 lần. Khả năng chuyển hóa thức ăn thành sinh khối và dế lớn hơn bò thịt 5 lần.

- Chất lượng sản phẩm tốt: Tỷ lệ protein, chất lượng trong côn trùng cao. Tỷ lệ protein của mọt gỗ là 30% và của ong bắp cày là 80%. Năng lượng của 100gr côn trùng cao hơn năng lượng của ngũ cốc, rau và thịt. Lượng kẽm, đồng, sắt, magiê ở côn trùng cao hơn thịt bò, cá, thịt gà tây, sữa và trứng.

- Thức ăn của côn trùng chủ yếu là cây cỏ (thức ăn thực vật), các chất phế thải nông, công nghiệp và đời sống, không cạnh tranh lương thực với loài người.

- Nuôi côn trùng không làm cho môi trường bị ô nhiễm, đặc biệt côn trùng không tạo ra chất thải gây hiệu ứng nhà kính (một nguyên nhân làm cho bầu không khí của trái đất nóng lên và nước biển dâng).

Trên thế giới đã có nhiều nước sử dụng côn trùng làm thức ăn, đặc biệt là các loài kiến:

- Kiến mật, có chiếc bụng căng phồng chứa đầy mật, được thổ dân Úc rất ưa chuộng.

- Kiến cắt, có mùi vị như thịt xông khói, được người Nam Mỹ rất ưa thích.

- Kiến chanh, có mùi vị như chanh được các thổ dân ở Amazon ưa dùng.

- Ngoài ra người dân Colombia, Guatemala, Trung Quốc và Brazil cũng hay sử dụng các loài kiến của nước họ.

Ở Việt Nam, từ lâu đã có một số món ăn từ côn trùng khá phổ biến: nhộng tằm - cà cuống - châu chấu - dế mèn - ấu trùng của các loại ong, ve sầu. Nhưng tất cả các loài côn trùng này đều là phụ phẩm của các ngành nghề (nhộng tằm là của nghề tằm tơ) hoặc là côn trùng bắt được trong tự nhiên (cà cuống - châu chấu - dế mèn - ấu trùng của ong...) chưa có loại côn trùng do người ta gây nuôi.

Để phát triển chăn nuôi gia cầm (một loài vật nuôi có hiệu suất chuyển hóa thức ăn thành sản phẩm chăn nuôi có hiệu quả cao: 1,5 - 1,8 kg thức ăn cho 1kg sản phẩm quay vòng nhanh), người ta đã bắt đầu gây nuôi các loại côn trùng để thay thế cho protein thực vật, đặc biệt là thay thế cho đậu tương (năng suất đậu tương ở Việt Nam thấp, giá thành cao, phải nhập nội từ Nam Mỹ và Hoa Kỳ).

Xem thêm
Thịt vịt suối xóm Nhàng da vàng như da gà

'Dù có bị bịt mắt nhưng em vẫn nhận ra được miếng thịt vịt suối xóm Nhàng, xã Kim Thượng', Hà Thị Yến, Chủ tịch UBND xã Xuân Sơn, người gốc Kim Thượng khẳng định.

Không để việc sắp xếp bộ máy ảnh hưởng đến phòng, chống dịch bệnh

HÀ TĨNH Đó là một trong những chỉ đạo mới nhất của UBND tỉnh Hà Tĩnh nhằm khống chế dịch tả lợn Châu Phi và một số dịch bệnh đang xảy ra trên đàn vật nuôi.

Trấn Yên trồng các giống sen mới để phát triển du lịch

YÊN BÁI Huyện Trấn Yên (Yên Bái) mở rộng diện tích trồng các giống sen mới như Super, Quan Âm trắng... nhằm tạo cảnh quan phát triển du lịch, tăng thu nhập cho người dân.

Đắk Nông chuyển đổi cơ cấu cây trồng để chống hạn

ĐẮK NÔNG Trước tình trạng nắng hạn ngày càng gay gắt, ngành nông nghiệp tỉnh Đắk Nông chủ động định hướng người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng.

Khởi động dự án áp dụng giải pháp phân hủy rơm rạ trên đồng ruộng

CẦN THƠ Dự án nhằm phát triển các giải pháp phân hủy rơm rạ trên đồng ruộng, tăng cường sức khỏe đất và giảm phát thải trong canh tác lúa.

Nữ tỷ phú cá tra ở vùng đất Đồng Tháp Mười

Đồng Tháp Vượt qua khó khăn, bà Nguyễn Thị Lý trở thành tỷ phú nhờ liên kết doanh nghiệp và nguồn vốn hỗ trợ ngân hàng, xây dựng quy trình nuôi cá tra xuất khẩu.

Không để người làm rừng thiệt thòi ngay từ trong chính sách

TS Hà Công Tuấn cho rằng, chính sách khoán đất lâm nghiệp nên chuyển từ mục tiêu an sinh sang phát triển kinh tế, khắc phục sự chồng chéo, nâng cao hiệu quả quản lý.