| Hotline: 0983.970.780

Chủ đầu tư đường sắt trên cao tuyến Nhổn - ga Hà Nội coi tiền như giấy!

Thứ Năm 01/06/2017 , 09:15 (GMT+7)

Kí hợp đồng khi chưa chuẩn bị xong công tác giải phóng mặt bằng, chủ đầu tư bị nhà thầu “phạt” hợp đồng lên tới 40 triệu USD, tương đương 900 tỉ đồng.

Cơ quan thanh tra cần làm rõ vì sao lãnh đạo Ban quản lý Đường sắt Đô thị (ĐSĐT) Hà Nội biết rõ chưa có mặt bằng nhưng vẫn cố tình kí hợp đồng để chịu phạt?

14-13-22_dg-st-tren-co
 

Tại gói thầu CP03 – hầm và các ga ngầm, chủ đầu tư (MRB) đã không thực hiện điều kiện ký kết hợp đồng theo khoản 3, Điều 64 của Luật Đấu thầu: “Chủ đầu tư đối với dự án, bên mời thầu đối với mua sắm thường xuyên, đơn vị mua sắm tập trung hoặc đơn vị có nhu cầu mua sắm tập trung phải đảm bảo các điều kiện về vốn tạm ứng, vốn thanh toán, mặt bằng thực hiện và các điều kiện cần thiết khác để triển khai gói thầu đúng tiến độ”.

MRB đã không thực thiện quy định trên nên ngày 30/10/2015, BQL ĐSĐT Hà Nội và liên danh Huyndai E&C – Ghella S.p.A (JC) đã ký hợp đồng số HPLML/CP03 – hầm và các ga ngầm khi chưa có mặt bằng đảm bảo việc thi công của các nhà thầu. Theo đó, ngày 30/4/2016 là ngày mà nhà thầu JC phải thi công công trình. Chính vì vậy mà ngày 29/4/2016, MRB đã có văn bản yêu cầu nhà thầu JC khởi công công trình theo hợp đồng đã ký.

Nhưng yêu cầu của MRB không được nhà thầu chấp nhận với 2 lý do: Thứ nhất, nhà thầu JC chưa thấy MRB thu xếp tài chính cho việc thực hiện hợp đồng. Thứ hai, việc thi công hầm – ga ngầm cần phải được tiến hành liên tục, không ngắt quãng nên nhà thầu cho rằng khi MRB chỉ đảm bảo việc tiếp cận công trường làm nhiều lần, cho từng phần khác nhau là không đúng với các điều kiện của hợp đồng.

Ngày 06/9/2016, nhà thầu JV đã có văn bản số HGU – MLT-00066-16-V, trong đó yêu cầu MRB phải bổ sung chi phí vào giá trị hợp đồng vì nhà thầu phải điều chỉnh thời gian thực hiện hợp đồng, điều chỉnh thứ tự công việc thực hiện hợp đồng. Tổng số tiền nhà thầu yêu cầu bổ sung lên tới trên 40 triệu USD, xấp xỉ 900 tỉ đồng.

Có thể nói thêm rằng, gói thầu số 3 là gói thầu đặc biệt quan trọng mang tính quyết định của dự án. Cho đến thời điểm hiện tại gói thầu số 3 vẫn chưa tổ chức thi công được do không có mặt bằng để bàn giao nhà thầu; mặt bằng ga số 10, số 11 đang phải điều chỉnh lại quy hoạch 1/500.

Tiến độ gói thầu số 3 chậm, không thi công được cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến gói thầu số 7, số 8, dẫn tới nguy cơ bị phạt hợp đồng khi chưa có mặt bằng bàn giao theo đúng cam kết sẽ không dừng lại ở mức 40 triệu USD mà ngoài nhà thầu JC còn đòi thêm, các nhà thầu khác cũng sẽ đòi hỏi tăng giá trị hợp đồng

Dự án Đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông liên tục đội vốn, chưa đưa vào sử dụng đã phát hiện nhiều sai sót, khiếm khuyết . Dự án Đường sắt trên cao tuyến Nhổn – ga Hà Nội cũng điệp khúc đội vốn khủng khiếp mà chưa biết đến khi nào mới có thể đưa vào sử dụng.

Ngoài ra còn hàng loạt các dự án lớn tiêu tốn hàng chục ngàn tỉ đồng vẫn đang phải đắp chiếu hay hoạt động cầm chừng. Trong khi đó nợ công đã trên 2,6 triệu tỉ đồng. Tốc độ gia tăng nợ công gấp 3 lần tốc độ tang trưởng GDP. Tại diễn đàn Quốc hội, các ĐBQH thực sự lo ngại và yêu cầu Chính phủ báo cáo cụ thể về vấn đề này.

 

Xem thêm
Nuôi con đặc sản, thị trường ngách cho chăn nuôi nông hộ: [Bài 3] Nuôi gà Đông Tảo thuần chủng

Tây Ninh Gà Đông Tảo từng được xem là gà 'tiến vua', tại xã biên giới Tân Hà, anh Nguyễn Thế Thao đang trở thành tâm điểm chú ý khi nhân nuôi thành công giống gà này.

Hợp tác nhiều bên phòng chống hiệu quả bệnh dại

5 năm qua, sự hợp tác giữa địa phương, tổ chức chuyên môn, doanh nghiệp, chủ nuôi, cộng đồng… đã tạo nên thành công trong phòng chống bệnh dại ở Đức Huệ, Long An.

Hàng nghìn ha cao su bị rụng lá, khô cành

QUẢNG BÌNH Gần tháng nay, hàng ngàn ha cao su đang vào kỳ khai thác tại Quảng Bình bị héo khô lá, gây thiệt hại nặng.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Nửa tấn cá thả xuống sông Cầu Phủ tái tạo nguồn lợi thủy sản

Hà Tĩnh Các loài cá truyền thống như trắm, trôi, mè, chép, cá lóc, cá trê… vừa được thả xuống sông Cầu Phủ nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.