| Hotline: 0983.970.780

Chia sẻ kinh nghiệm nuôi cá chình bán công nghiệp

Thứ Ba 23/02/2016 , 19:55 (GMT+7)

Với nhiều ưu điểm, người dân Cà Mau đang được giới chuyên môn và cơ quan chức năng khuyến khích đầu tư nuôi cá chình theo hình thức bán công nghiệp, thả nuôi trong lồng.

15-21-53_1-khung-cnh-buoi-tro-doi-chi-se-kinh-nghiem-nuoi-c-chinh-bn-cong-nghiep
Quang cảnh buổi trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm nuôi cá chình bán công nghiệp

Ngày 23/2, tại phường Tân Thành (TP.Cà Mau), Hội Thủy sản TP.Cà Mau kết hợp cùng Chi hội Cá Chình Việt Nam và Cty TNHH Công nghệ Sinh học Mega (Cty Mega) cùng chia sẻ, hướng dẫn người dân cách nuôi cá chình cải tiến.

Kỹ thuật nuôi cá chình của bà con hiện nay chủ yếu theo kiểu truyền thống, nuôi trong ao đất. Sau nhiều năm, các ao tù người dân sử dụng càng bị ô nhiễm nặng, dịch bệnh nhiều, hiệu quả giảm. Bà con được các chuyên gia khuyến cáo nên chuyển từ nuôi quảng canh truyền thống sang nuôi bán công nghiệp, phù hợp hơn.

Theo ông Phan Văn Hùng, Chi hội phó, Chi hội Cá chình Việt Nam, Nuôi cá trình truyền thống và bán công nghiệp khác nhau không nhiều. Cái cơ bản nhất là ở thức ăn.

Trước nay, bà con vẫn nuôi cá chình bằng thức ăn tươi, là các loại cá tạp tận dụng tại địa phương, nguồn thức ăn này thiếu dinh dưỡng, cá chậm lớn.

Hiện nay, theo xu hướng nuôi bán công nghiệp, bà con cho ăn thêm thức ăn công nghiệp theo công thức 40/60 hoạc 50/50, sẽ có nhiều ưu điểm như ít gây ô nhiễm môi trường, dễ xử lý nước; Nhanh lớn, rút ngắn thời gian nuôi; Hiệu quả kinh tế cao hơn (trên 1 kg cá thương phẩm cho ăn thức ăn công nghiệp lợi nhuận tăng thêm 80.000 đồng/kg so với thức ăn tươi).

Ông Hùng cũng khuyến cáo bà con, nên thả nuôi cá trong lồng. “Mặc dù nuôi trong ao đất, bà con vẫn nên làm lồng. Vì như vậy, rất dễ dàng trong quản lý, phân cỡ cá (cá lớn không đều, khi đói cá lớn sẽ ăn thịt cá nhỏ); Nuôi được mật độ cao hơn; Rất dễ xử lý ao khi bị ô nhiễm, ảnh hưởng thời tiết; Nuôi thêm được cá bống tượng hoặc các loại cá khác ngoài lồng, có thêm nguồn lợi kinh tế”.

15-21-53_2-vn-de-nn-gii-nht-doi-voi-nguoi-nuoi-c-trinh-hien-ny-l-nguon-giong-v-dich-benh
Vấn đề nan giải nhất đối với người nuôi cá chình hiện nay là nguồn giống và dịch bệnh

Về nguồn giống không ổn định, chủ yếu giống trôi nổi không rõ nguồn gốc, thời gian tới Chi hội Cá chình sẽ kết hợp cùng một số đơn vị xây dựng cơ sở ươm nuôi cá chình để cung ứng nguồn giống chất lượng cho người dân.

 Còn vấn đề dịch bệnh, được đại diện Cty Mega trao đổi rằng, bệnh phổ biến nhất trên cá chình là bệnh bạch biến. Nếu nuôi đúng quy trình kỹ thuật, hoàn toàn có thể khắc phục được, không có gì đáng ngại.

Xem thêm
Thủ phủ gà thả vườn phát triển mạnh thêm vật nuôi mới

VĨNH LONG Xã Trung Hiệp, huyện Vũng Liêm đặt mục tiêu nâng tổng đàn thỏ lên 18-20 ngàn con và trở thành một trong những đối tượng chăn nuôi chủ lực của địa phương.

Người đàn ông tử vong sau hai lần bị chó cắn

BÀ RỊA - VŨNG TÀU Một người đàn ông 48 tuổi ở thành phố Phú Mỹ tử vong với các dấu hiệu nghi mắc bệnh dại, sau hai lần bị chó cắn nhưng không tiêm phòng.

Dưa hấu được mùa, giá giảm nhưng nông dân vẫn lãi khá

ĐÀ NẴNG Nông dân Hòa Vang (Đà Nẵng) đang vào mùa thu hoạch dưa hấu chính vụ. Nhờ được mùa, năng suất cao nên dù giá giảm bà con vẫn lãi khá.

Sụt lún ngày càng lan rộng, cần sớm xác định nguyên nhân

Bắc Kạn Từ hố sụt lún đầu tiên vào tháng 3, đến nay đã xuất hiện 7 hố sụt lún ở thôn Hiệp Lực, xã Kim Lư, huyện Na Rì (Bắc Kạn) khiến người dân lo lắng.

Nghị quyết 57 như 'hồi trống lệnh' hiệu triệu nhà khoa học

Đông đảo nhà khoa học, doanh nghiệp, tổ chức khoa học công nghệ đặt nhiều kỳ vọng từ hội nghị triển khai thực hiện Nghị quyết 57 của ngành nông nghiệp và môi trường.

Lươn Việt Nam chinh phục thị trường khó tính

Xuất khẩu lươn của Việt Nam tăng gần gấp đôi nhờ mô hình nuôi không bùn, mở ra triển vọng mới nhưng vẫn đối mặt nhiều rào cản tiêu chuẩn quốc tế.

Kiến nghị xử lý vi phạm trong thu hồi, giao đất nông trường ở Cần Thơ

Cần Thơ Thanh tra Chính phủ chỉ ra vi phạm của TP Cần Thơ trong việc thu hồi đất ở Nông trường Sông Hậu giao cho doanh nghiệp sử dụng vào mục đích sản xuất, kinh doanh.