| Hotline: 0983.970.780

Châu chấu tre nguy hiểm thế nào?

Thứ Tư 21/06/2017 , 16:01 (GMT+7)

Châu chấu tre thuộc nhóm châu chấu đàn, chúng có thể tập hợp thành đàn khổng lồ và di cư tìm nơi có thức ăn và đẻ trứng.

 
 Một đám châu châu chấu tre gây hại trên cây rừng

Thời gian gần đây, dịch châu chấu đang có những nguy cơ lây lan từ Lào sang Việt Nam hết sức nguy hiểm. Theo Cục BVTV, năm 2016 nhiều người dân đã chứng kiến từng châu chấu tre bay từng đàn từ Lào sang các tỉnh biên giới Tây Bắc nước ta.

Các loài châu chấu tre ở Việt Nam đều xuất hiện và gây hại ở Trung Quốc và nhiều quốc gia trên thế giới. Để đối phó tình trạng này, Cục BVTV đã chủ động đề xuất với Tổ chức nông lương Liên hiệp quốc (FAO) xây dựng dự án phòng chống châu chấu tre cho Việt Nam, Lào và Trung Quốc. Để chủ động thông tin, Cục BVTV đã liên hệ với Bộ Nông nghiệp Lào thiết lập kênh trao đổi thông tin để cả 2 quốc gia cùng chủ động phòng trừ.

Ông Bùi Xuân Phong, Trường phòng Bảo vệ thực vật (Cục BVTV) cho biết:  Đến thời điểm này, tổng diện tích cây trồng có châu chấu tre xuất hiện và gây hại là 2.006 ha, trong đó tập trung gây hại chính trên cây tre, luồng, mét,... trên rừng và một số ít diện tích cây nông nghiệp (ngô, lúa, rong riềng, chuối,...) ven đồi. Hiện các địa phương đã tổ chức phun thuốc phòng trừ châu chấu trên cho 960 ha, trong đó tất cả các diện tích cây nông nghiệp nhiễm châu chấu tre đã được phun trừ. Hiện tại vẫn còn gần 1.000 ha diện tích rừng còn sự hiện diện của châu chấu tre, tập trung ở Bắc Kạn, Điện Biên, Cao Bằng, và Sơn La.

Hiện Cục BVTV đang quyết liệt chỉ đạo các địa phương cử cán bộ kỹ thuật bám sát địa bàn, chủ động nắm chắc tình hình phát sinh gây hại của nguồn châu chấu tại chỗ cũng như tình hình dịch châu chấu tại các khu vực biên giới bắc Lào; tiếp tục kiểm tra, phát hiện và xử lý kịp thời những điểm châu chấu lột xác chuyển sang trưởng thành; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan thông tin đại chúng của trung ương và địa phương thông tin kịp thời tình hình diễn biến của châu chấu và các biện pháp phòng chống đến người dân.

Cục BVTV hướng dẫn cán bộ BVTV sử dụng máy phun thuốc BVTV dạng khói hiệu quả cao mà không cần nước

Bên cạnh đó, Cục BVTV cũng đề nghị Sở NN&PTNT các địa phương trên xây dựng kế hoạch, phương án chủ động các phương tiện phun thuốc, lượng thuốc bảo vệ thực vật, nguồn nhân lực,... cần thiết, kịp thời để triển khai đồng loạt các biện pháp phòng chống dịch châu chấu, không để châu chấu từ Lào tràn sang Việt Nam gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất nông nghiệp. Cục BVTV cũng đang khẩn trương tiến hành khảo nghiệm một số loại thuốc BVTV có hiệu lực cao trong phòng trừ châu chấu để trình Bộ NN-PTNT xem xét đưa vào danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng để các địa phương sử dụng trong thời gian tới.

Do phần lớn châu chấu đẻ trứng, trứng nở trong rừng sâu nên công tác điều tra phát hiện và phun trừ gặp rất nhiều khó khăn, nhiều nơi không có nước để phun hoặc vách núi dựng đứng không thể đến gần để phun. Cục BVTV đã phối hợp với một số doanh nghiệp thử nghiệm thiết bị phun châu chấu không cần nước (dạng bột và dạng khói) để giúp các địa phương có giải pháp phòng chống châu chấu nhanh, hiệu quả khắc phục những khó khăn về nhân lực, địa hình,… tại cơ sở.

Xem thêm
Bình Phước chú trọng phát triển chăn nuôi theo chuỗi giá trị

Sáng 19/4, đoàn công tác Bộ Nông nghiệp và Môi trường do Thứ trưởng Phùng Đức Tiến làm trưởng đoàn có buổi làm việc tại tỉnh Bình Phước.

Hợp tác nhiều bên phòng chống hiệu quả bệnh dại

5 năm qua, sự hợp tác giữa địa phương, tổ chức chuyên môn, doanh nghiệp, chủ nuôi, cộng đồng… đã tạo nên thành công trong phòng chống bệnh dại ở Đức Huệ, Long An.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Nửa tấn cá thả xuống sông Cầu Phủ tái tạo nguồn lợi thủy sản

Hà Tĩnh Các loài cá truyền thống như trắm, trôi, mè, chép, cá lóc, cá trê… vừa được thả xuống sông Cầu Phủ nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.