| Hotline: 0983.970.780

Cần xây dựng tiêu chuẩn quốc gia cho sầu riêng Việt Nam

Thứ Hai 26/08/2024 , 18:09 (GMT+7)

Chuyên gia cho rằng cần xây dựng ngay tiêu chuẩn quốc gia cho sầu riêng Việt Nam với những quy định chi tiết về chất lượng cho sầu riêng xuất khẩu tươi và đông lạnh.

Ngày 11/7/2022, Bộ NN-PTNT Việt Nam và Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GACC) đã ký Nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với trái sầu riêng tươi xuất khẩu sang Trung Quốc.

Từ đây, năm 2022, Việt Nam đã xuất khẩu sầu riêng đạt 421 triệu USD. Đến năm 2023 con số xuất khẩu sầu riêng đã đạt trên 2,2 tỷ USD, tăng 430% so năm 2022.

Hiệp hội Rau quả Việt Nam nhận định năm 2024, giá trị xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam có thể đạt từ 3 – 3,5 tỷ USD. Ảnh: Minh Đảm.

Hiệp hội Rau quả Việt Nam nhận định năm 2024, giá trị xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam có thể đạt từ 3 – 3,5 tỷ USD. Ảnh: Minh Đảm.

Dự kiến năm 2024, giá trị xuất khẩu sầu riêng sẽ đạt từ 3 – 3,5 tỷ USD, khi ngày 19/8 vừa qua, Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã ký Nghị định thư về yêu cầu kiểm tra, kiểm dịch thực vật và an toàn thực phẩm đối với sầu riêng đông lạnh của Việt Nam xuất khẩu sang quốc gia này.

Ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam cho biết, ngoài thị trường Trung Quốc, sầu riêng Việt Nam đã xuất khẩu đi các nước khác như Mỹ, EU, Nhật Bản, Australia... dưới hình thức cấp đông nguyên trái hoặc tách múi.

Trước đây, khi cấp đông bằng phương pháp máy nén truyền thống, trung bình mất 6 – 8 giờ để hoàn thành việc cấp đông cho một container 40 feet đạt -180C. Hiện nay, với hệ thống cấp đông mới, sử dụng công nghệ khí nitơ lỏng, việc cấp đông để đạt -180C chỉ mất khoảng 1 giờ, nhanh gấp nhiều lần.

Tuy nhiên, nguồn cung khí nitơ hiện nay và sắp tới cùng với công nghệ, thiết bị đi kèm sẽ là vấn đề lớn khi sản lượng xuất khẩu sầu riêng đông lạnh đến thị trường Trung Quốc cũng như các nước khác tăng mạnh và cạnh tranh với hàng Thái Lan chuyên sử dụng khí nitơ để cấp đông sầu riêng.

Sầu riêng sau khi rã đông, hương vị hoàn toàn giống như sầu riêng tươi, đảm bảo giữ được 100% chất lượng và mùi vị trái. Ảnh: Kim Anh.

Sầu riêng sau khi rã đông, hương vị hoàn toàn giống như sầu riêng tươi, đảm bảo giữ được 100% chất lượng và mùi vị trái. Ảnh: Kim Anh.

“Malaysia đã từng gặp khó khăn do thiếu hụt nguồn cung nitơ phục vụ cấp đông sầu riêng xuất khẩu do họ chỉ được phép xuất khẩu sầu riêng cấp đông cho Trung Quốc. Do đó, doanh nghiệp Việt Nam nên suy nghĩ và để ý vấn đề này khi xuất khẩu chính ngạch sầu riêng đông lạnh qua Trung Quốc”, ông Nguyên nêu ý kiến.

Thực trạng tại vùng ĐBSCL, vẫn còn tình trạng nhà vườn, thương lái chạy theo số lượng, muốn bán giá cao nên cố tình cắt một số trái chưa đạt độ chín.

Ông Nguyên khẳng định, điều này rất nguy hiểm cho ngành sầu riêng Việt Nam nói chung, ảnh hưởng đến thương hiệu của doanh nghiệp và cả thương hiệu quốc gia Việt Nam. Do đó, phải có biện pháp kiểm soát, chế tài hoặc đưa ra các “luật lệ” nghiêm, xử phạt nặng hành động thu hái sầu riêng non xuất khẩu.

Bên cạnh đó, cần xây dựng ngay tiêu chuẩn quốc gia. Trong đó quy định rõ các tiêu chuẩn cho sầu riêng xuất khẩu tươi, đông lạnh như hàm lượng chất xơ, độ khô, độ brix… cho từng giống sầu riêng để cơ quan chức năng có cơ sở kiểm tra chất lượng một cách chính xác, khách quan.

Mặt khác, các quy định cũng cần chỉ rõ sầu riêng nào được phép xuất khẩu, chẳng hạn chỉ 2 giống phổ biến Dona và Ri6 để bảo vệ thương hiệu quốc gia Việt Nam, tránh xuất khẩu tràn lan các giống không có uy tín.

Việc kiểm tra chất lượng, độ chín của trái sầu riêng Việt Nam vẫn còn hạn chế, dụng cụ gõ trái thô sơ. Ảnh: Kim Anh.

Việc kiểm tra chất lượng, độ chín của trái sầu riêng Việt Nam vẫn còn hạn chế, dụng cụ gõ trái thô sơ. Ảnh: Kim Anh.

Ngoài ra, hiện nay thương lái thu mua sầu riêng, kể cả doanh nghiệp chuyên đóng gói đang thiếu đội ngũ công nhân lành nghề để tuyển lựa trái, phân loại trái non, già. Việc lựa chọn trái còn rất thủ công với dụng cụ thô sơ là gõ trái.

Trong khi đó, tại các nước phát triển đã trang bị máy móc, mắt tia hồng ngoại để tuyển lựa trái cây như chanh, cam, quýt, bưởi, sơ ri… phục vụ xuất khẩu. Do đó, ông Nguyên đề xuất ngành nông nghiệp cần tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo về kỹ thuật trồng, chăm sóc cây sầu riêng theo tiêu chuẩn GAP cho nhà vườn cũng như kỹ thuật phân loại, đóng gói cho các đơn vị xuất khẩu. Thậm chí cần cấp chứng chỉ hành nghề cho công nhân gõ và phân loại trái để tăng cường chất lượng sầu riêng.

Về công tác cấp mã số vùng trồng và mã cơ sở đóng gói, dù được tổ chức khẩn trương tuy nhiên vẫn còn chậm so với nhu cầu và quy mô sản xuất của Việt Nam. Đến nay, cả nước có trên 700 mã số vùng trồng và 168 cơ sở đóng gói đủ điều kiện xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc. Những tháng cuối năm 2024, khi sản lượng và kim ngạch được kỳ vọng cao hơn nữa, điều này sẽ gây ra khó khăn cho ngành.

Xem thêm
Nuôi thỏ lai, thu lợi nhanh

AN GIANG Nuôi thỏ đang trở thành hướng đi triển vọng cho nông dân ở An Giang, nhờ chi phí thấp, dễ chăm sóc, đầu ra ổn định, đã giúp nhiều hộ tăng thu nhập rõ rệt.

Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Thả hơn 40.000 con cá giống tái tạo nguồn lợi thủy sản

BẮC NINH Hoạt động thả hơn 40.000 con cá giống của tỉnh Bắc Ninh góp phần phục hồi hệ sinh thái nước ngọt và nâng cao ý thức bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Giá trị xuất khẩu sản phẩm gỗ của Bắc Kạn có thể giảm 10 triệu USD

Bắc Kạn Một số đơn hàng của doanh nghiệp chế biến gỗ tại tỉnh Bắc Kạn xuất khẩu sang Hoa Kỳ bị hủy, tạm dừng, có đơn vị bị hủy tất cả đơn hàng đã ký.