| Hotline: 0983.970.780

Thái Lan tăng nhập khẩu sầu riêng Việt Nam

Thứ Sáu 23/08/2024 , 15:25 (GMT+7)

Vượt qua Nhật Bản, Đài Loan, Thái Lan trở thành thị trường xuất khẩu rau quả lớn thứ 4 của Việt Nam sau 7 tháng đầu năm 2024.

Sầu riêng tại Việt Nam đang vào vụ thu hoạch. Ảnh: Minh Hậu.

Sầu riêng tại Việt Nam đang vào vụ thu hoạch. Ảnh: Minh Hậu.

Số liệu vừa được Hiệp hội Rau quả Việt Nam (VINAFRUIT) công bố. Cụ thể, Trung Quốc tiếp tục là thị trường số một, với kim ngạch đạt gần 2,5 tỷ USD trong 7 tháng đầu năm 2024, tăng 25% so với cùng kỳ. Hoa Kỳ và Hàn Quốc xếp kế tiếp, với kim ngạch lần lượt là 189 triệu USD và 188 triệu USD, tăng 31% và 51%.

Sự xuất hiện của Thái Lan ở vị trí thứ 4, với kim ngạch khoảng 123 triệu USD, tăng khoảng 70%, sau 7 tháng gây bất ngờ. Xứ chùa Vàng cũng là thị trường có sức tăng trưởng mạnh nhất.

Một trong những nguyên nhân được VINAFRUIT chỉ ra, đó là Thái Lan đã tăng cường thu mua sầu riêng, nhãn và vải từ Việt Nam trong nửa đầu năm 2024. Riêng sầu riêng, Thái Lan nhập khẩu khối lượng trị giá 47 triệu USD, tương đương hơn 1/3 tổng giá trị nhập khẩu rau quả từ Việt Nam.

Mức tăng này lên tới hơn 90% so với cùng kỳ năm 2023. Ngoài sầu riêng tươi, Thái Lan còn nhập khẩu cả sản phẩm sầu riêng đông lạnh.

Doanh nghiệp thông tin, trong khoảng một tháng gần đây, Thái Lan liên tục tăng nhập khẩu sầu riêng đông lạnh. Một số lô hàng còn được dùng xuất khẩu sang Trung Quốc. Nhiều tập đoàn bán lẻ của Thái Lan tăng gấp đôi lượng nhập khẩu rau quả so với 7 tháng đầu năm 2023.

So với việc sầu riêng Việt Nam có thể cung cấp quanh năm, Thái Lan chỉ có thời gian sản xuất trong khoảng 4 tháng (từ tháng 3 đến tháng 6). Năm nay, sản lượng của quốc gia này sụt giảm do ảnh hưởng của El Nino. Tình trạng khô hạn ở nhiều vùng trồng xảy ra, khiến sầu riêng không đạt kích cỡ chuẩn để xuất khẩu.

Sầu riêng là sản phẩm nông nghiệp chủ lực của Thái Lan, với giá trị xuất khẩu ước tính hàng tỷ USD. Đây là sản phẩm có giá trị cao thứ 3 của nước này, sau lúa gạo và cao su.

Theo dự báo của VINAFRUIT, tình hình này có thể tiếp diễn thời gian tới khi mà Việt Nam đang bước vào vụ thu hoạch sầu riêng tại vựa sản xuất số một - Tây Nguyên.

Ở chiều ngược lại, Việt Nam đã chi 32 triệu USD để nhập khẩu rau quả từ Thái Lan, tăng 35% so với cùng kỳ. Các mặt hàng chủ yếu bao gồm chà là, măng cụt, me, và lựu.

Như vậy, xét riêng mặt hàng rau quả, Việt Nam xuất siêu hơn 90 triệu USD sang Thái Lan.

Đây là bước tiến lớn, theo đánh giá của VINAFRUIT bởi 10 năm trước, Thái Lan là nguồn cung rau quả số một cho Việt Nam. Nhiều thời điểm, kim ngạch nhập khẩu rau quả của Việt Nam từ Thái Lan lên tới hơn 400 triệu USD/năm, vượt qua cả Trung Quốc.

Tuy nhiên, thời điểm hiện tại, quốc gia này đã rơi xuống vị trí thứ 9 trong danh sách các nguồn cung cấp rau quả cho Việt Nam.

Xem thêm
Giá sò huyết và tôm nuôi nước lợ đồng loạt giảm

Kiên Giang Từ đầu tháng 4 cho đến nay, giá sò huyết và tôm nuôi nước lợ đồng loạt giảm, với mức giảm từ 10.000 - 30.000 đồng/kg.

Thanh Hóa: 4 tháng đầu năm, tạo việc làm cho gần 20.000 lao động

Thanh Hóa hiện có trên 2,47 triệu người trong độ tuổi lao động, chiếm 66,5% tổng dân số. 4 tháng đầu năm đã tạo việc làm cho gần 20.000 lao động.

Tinh thần sống xanh hiện diện tại HCMC FOODEX 2025

TPHCM Triển lãm Quốc tế FOODEX 2025 tiếp tục là sân chơi kết nối các xu hướng ẩm thực xanh, sạch, trong đó có các sản phẩm hữu cơ đến từ Úc.

Cần minh bạch, kiểm soát sở hữu chéo khi tái cơ cấu ngân hàng

TP.HCM Để quá trình tái cơ cấu ngân hàng hiệu quả, cần có chính sách minh bạch, khung pháp lý chặt chẽ, thay đổi cấu trúc sở hữu, đặc biệt là giảm sở hữu chéo.

5 dự án trọng điểm của TP.HCM sẽ hoàn thành trong năm 2025

Đó là Nhà ga T3 Tân Sơn Nhất, đường nối Trần Quốc Hoàn - Cộng Hòa, 2 nút giao An Phú, Mỹ Thủy và QL50 mở rộng, tổng mức đầu tư 24.300 tỷ đồng.

3 hội chợ nông sản lớn sắp diễn ra tại Trung Quốc

Ba hội chợ lớn tại Trung Quốc năm 2025 mở ra nhiều cơ hội để nông sản Việt bứt phá, tiếp cận sâu hơn vào chuỗi phân phối hiện đại và bền vững.