| Hotline: 0983.970.780

Cần hỗ trợ nông dân kịp thời để sản xuất vụ đông 2024

Thứ Sáu 20/09/2024 , 06:29 (GMT+7)

Theo ông Trần Mạnh Báo, cần hỗ trợ kịp thời cho nông dân bị thiệt hại do bão số 3 để sớm khôi phục sản xuất, nhất là vụ đông 2024.

Hàng nghìn ha lúa vụ mùa bị vùi dập, mất trắng tại huyện Hạ Hòa (tỉnh Phú Thọ) do bão lũ. Ảnh: Hoàng Anh.

Hàng nghìn ha lúa vụ mùa bị vùi dập, mất trắng tại huyện Hạ Hòa (tỉnh Phú Thọ) do bão lũ. Ảnh: Hoàng Anh.

Theo Anh hùng Lao động Trần Mạnh Báo - Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Thaibinh Seed, bão số 3 đổ bộ các tỉnh phía Bắc đúng thời điểm quyết định cho vụ mùa, khi lúa đang ở giai đoạn trổ rộ. Những tác động từ bão gây ra thiệt hại lớn nhất cho cây lúa trong giai đoạn này vì các lý do sau:

- Lúa đang trổ có nguy cơ không thụ phấn được, gây hiện tượng lép hạt.

- Lúa sắp trổ bị gió đánh xé rách đòng, không thể hoàn thành quá trình trổ bông.

- Lúa đã trổ hoặc đang vào chắc cũng bị đổ hoặc tổn thương bông và lá đòng.

- Lúa trổ muộn (dự kiến vào nửa cuối tháng 9) cũng không tránh khỏi bị tổn thương đòng và lá đòng.

- Toàn bộ diện tích lúa của miền Bắc sẽ chịu ảnh hưởng của bệnh bạc lá do tác động của gió bão.

- Ở những vùng trũng, lúa bị ngập lụt.

Ông Báo nhấn mạnh, tất cả những ảnh hưởng trên sẽ làm giảm năng suất lúa vụ mùa 2024, thậm chí có những khu vực có thể bị mất trắng, không được thu hoạch. Điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất, sản lượng và đời sống của nông dân ở miền Bắc trong thời gian tới.

Theo đó, lãnh đạo Thaibinh Seed đề xuất các biện pháp khẩn cấp nhằm giúp nông dân giảm bớt tổn thất và phục hồi sản xuất nông nghiệp. Ông nhấn mạnh, ngay sau khi bão lũ đi qua, cần tiến hành đánh giá toàn bộ tình hình thiệt hại, phân loại cụ thể từng vùng và từng trà lúa để có giải pháp khắc phục kịp thời.

Cùng với đó, tại những vùng bị ngập úng và lúa bị đổ cần khẩn trương rút nước và buộc dựng lại lúa để tránh hư hỏng thêm. Đối với những trà lúa trổ muộn (sau ngày 10/9), cần tiếp tục chăm sóc và bảo vệ đúng cách để đạt được kết quả tốt nhất. Đặc biệt, không nên bón thêm phân đạm vào thời điểm này để tránh nguy cơ bùng phát bệnh bạc lá lúa.

Cần có các giải pháp hỗ trợ kịp thời cho nông dân tại những vùng bị thiệt hại nặng nề nhằm giúp họ vượt qua khó khăn và khôi phục sản xuất, đặc biệt là đối với sản xuất vụ đông năm 2024. Mặt khác chủ động chuẩn bị nguồn giống cho vụ đông xuân 2024 - 2025, đảm bảo cung cấp đủ giống lúa có chất lượng tốt cho nông dân.

Xem thêm
Nuôi con đặc sản, thị trường ngách cho chăn nuôi nông hộ: [Bài 2] Trang trại gà Lượng Huệ lớn nhất Tây Ninh

Trang trại gà Lượng Huệ 'khủng' của gia đình anh Nguyễn Năng Cường ở thị trấn Tân Châu (Tây Ninh) là niềm mơ ước của nhiều nông hộ…

Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Thả hơn 40.000 con cá giống tái tạo nguồn lợi thủy sản

BẮC NINH Hoạt động thả hơn 40.000 con cá giống của tỉnh Bắc Ninh góp phần phục hồi hệ sinh thái nước ngọt và nâng cao ý thức bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.