| Hotline: 0983.970.780

Cần có hệ thống 'bệnh viện sức khỏe đất'

Thứ Hai 17/06/2024 , 16:30 (GMT+7)

Cần triển khai trên toàn quốc hệ thống 'bệnh viện sức khỏe đất' với đội ngũ kỹ sư nông hóa thổ nhưỡng giỏi để kiểm tra sức khỏe đất nông nghiệp.

Ngày 14/6, Bộ NN-PTNT tổ hội thảo "Hiện trạng và định hướng quản lý sức khỏe đất hướng tới sản xuất trồng trọt bền vững”.

Chúng tôi là những nhà khoa học có liên quan đến khoa học đất nên rất muốn được góp ý thêm để chúng ta cùng bảo vệ sức khỏe đất trồng trọt của Việt Nam. Xin được góp ý như sau:

Cần triển khai trên toàn quốc hệ thống "bệnh viện sức khỏe đất" với những phòng phân tích đất hiện đại và những bác sỹ đất giỏi (kỹ sư nông hóa thổ nhưỡng). Có như vậy nông dân mới có chỗ để kiểm tra được sức khỏe đất nông nghiệp và biết được đất của mình đang canh tác có gì cần lưu ý?

Các 'bệnh viện sức khỏe đất' sẽ giúp nông dân phân tích và biết được đất sản xuất của mình cần lưu ý những gì. Ảnh: KS.

Các 'bệnh viện sức khỏe đất' sẽ giúp nông dân phân tích và biết được đất sản xuất của mình cần lưu ý những gì. Ảnh: KS.

Hiện nay, đây là vấn đề còn bế tắc đối với nông dân Việt Nam. Đất trồng trọt của Việt Nam đã và đang xuất hiện yếu tố “dinh dưỡng giới hạn thừa”, yếu tố này có sức ảnh hưởng tới sức khỏe đất còn lớn hơn cả yếu tố "dinh dưỡng thiếu" trong đất. 

Hiện có 3  vấn đề thường xuyên ảnh hưởng tới sức khỏe đất cần có giải pháp để khắc phục ngay.

1) Trên đất dốc khu vực Tây Nguyên thường bị khô hạn nặng về cuối mùa khô, bà con nông dân không đủ nước tưới nên việc cần làm là triển khai nhiều đập thủy lợi tại các thung lũng để tích nước phục vụ tưới cho cuối mùa khô, đồng thời duy trì thảm thức vật. Có như vậy mới bảo vệ được quần thể vi sinh vật đất (thành phần làm tăng sức khỏe đất).

2)  Tại ĐBSCL, diện tích đất bị nhiễm mặn và ảnh hưởng của nước mặn vào cuối mùa khô tăng cao. Nước mặn xâm thực > 70km đã anh hưởng tới sức khỏe đất rất lớn. Vì vậy, Bộ NN-PTNT cần sớm có giải pháp đào hồ chứa nước ven sông Tiền và sông Hậu (phía trên thượng nguồn) để trữ nước chống hiện tượng hạn mặn. Tháo bỏ các hệ thống ngăn lũ cục bộ để đón nhận phù sa và thủy sản của sông Mê Kông.

Việc phụ thuộc và lạm dụng phân bón hóa học trong thời gian dài khiến đất kém đa dạng sinh học, bị thoái hóa ngày càng nghiêm trọng. Ảnh: Võ Dũng.

Việc phụ thuộc và lạm dụng phân bón hóa học trong thời gian dài khiến đất kém đa dạng sinh học, bị thoái hóa ngày càng nghiêm trọng. Ảnh: Võ Dũng.

3)  Hiện chúng ta canh tác chưa cân đối giữa phân hóa học (vô cơ) và hữu cơ nên cần khuyên cáo và có giải pháp hỗ trợ các doanh nghiệp và nông dân sản xuất phân hữu cơ. Hiên tại, ngành nông nghiệp đang có 15 triệu tấn phế phụ phẩm/năm. Nếu tiến hành ủ phân với công nghệ cao (nâng cao chất lượng) và sản xuất than sinh học (Biochar) thì góp phần rất lớn để tăng sức khỏe đất.

Sản xuất nông nghiệp ở nước ta chủ yếu sử dụng phân bón hóa học lâu năm khiến đất kém đa dạng sinh học, bị thoái hóa ngày càng nghiêm trọng, cây trồng kém phát triển và phát sinh nhiều sâu bệnh. Việc lạm dụng hóa học đã làm cho sản xuất nông nghiệp nước ta kém bền vững, hiệu quả kinh tế thấp, nhất là đất đai ngày càng thoái hóa, cạn kiệt dinh dưỡng.

Cách khắc phục hiện nay không có con đường nào khác là phải thay đổi tập quán và nhận thức trong sản suất nông nghiệp, không lạm dụng hóa học, canh tác theo hướng hữu cơ là chính (trong sản xuất vẫn có bón phân hóa học nhưng không lạm dụng). Tuy nhiên, nếu trong đất có nhiều xác bã động thực vật mà không có đủ lượng vi sinh vật với sự hoạt động phong phú và đa dạng của chúng thì đất cũng không thể nào phân giải được xác bã động thực vật để tạo ra hợp chất hữu cơ tạo độ phì cho đất, cung cấp thức ăn cho quần thể vi sinh vật trong đất và chất dinh dưỡng cho cây trồng để phát triển tốt.

Phân hữu cơ là môi trường thuận lợi để hệ vi sinh vật đất phát triển và tăng sức khỏe đất. Ảnh: Trung Quân.

Phân hữu cơ là môi trường thuận lợi để hệ vi sinh vật đất phát triển và tăng sức khỏe đất. Ảnh: Trung Quân.

Nhiều loài vi sinh vật còn là lực lượng bảo vệ cây trồng tránh những điều kiện bất thuận và sâu bệnh hại. Vì vậy khi nói đến hữu cơ là phải nói đến làm sao để bảo vệ được sự hoạt động và đa dạng sinh học vi sinh vật trong đất. Có thể nói vi sinh vật có vai trò rất quan trọng nhằm bảo vệ độ phì của đất và quản lý dịch hại cây trồng. Đất khỏe - Cây trồng khỏe - môi trường khỏe và con người khỏe.

Xem thêm
Nuôi con đặc sản, thị trường ngách cho chăn nuôi nông hộ: [Bài 2] Trang trại gà Lượng Huệ lớn nhất Tây Ninh

Trang trại gà Lượng Huệ 'khủng' của gia đình anh Nguyễn Năng Cường ở thị trấn Tân Châu (Tây Ninh) là niềm mơ ước của nhiều nông hộ…

Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

'Quy tắc vàng' giúp nông dân trồng rau ít sâu bệnh, an toàn

LÀO CAI Nông dân vùng cao ở Lào Cai ngày càng tuân thủ nghiêm những 'nguyên tắc vàng' để sản xuất rau an toàn, giảm nguy cơ tiếp xúc hóa chất, bảo vệ môi trường.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Nửa tấn cá thả xuống sông Cầu Phủ tái tạo nguồn lợi thủy sản

Hà Tĩnh Các loài cá truyền thống như trắm, trôi, mè, chép, cá lóc, cá trê… vừa được thả xuống sông Cầu Phủ nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.