| Hotline: 0983.970.780

Cần chuẩn bị để có ruộng lúa khỏe đầu vụ

Thứ Năm 30/10/2008 , 09:30 (GMT+7)

Để có được ruộng lúa khỏe đầu vụ, bà con nông dân cần chuẩn bị ngay từ bây giờ.

Xử lý cỏ dại trên ruộng lúa đông xuân

Đồng bằng sông Cửu Long chuẩn bị bước vào vụ lúa đông xuân. Đây là vụ lúa chính cho năng suất, sản lượng và chất lượng lúa tốt nhất trong năm. Để có được ruộng lúa khỏe đầu vụ, bà con nông dân cần chuẩn bị ngay từ bây giờ.

Ruộng lúa tốt đầu vụ (từ khi gieo sạ đến 1 tháng sau khi gieo) sẽ quyết định đến 90% sự thành công của cả vụ lúa. Những việc cần làm để có ruộng lúa tốt là:

1. Vệ sinh đồng ruộng

Đối với những vùng sâu không có đê bao, phụ thuộc vào con nước thường xuống giống trễ hơn khoảng một tháng. Đối với những vùng này thì cần tiến hành vệ sinh đồng ruộng thật tốt bằng cách phun thuốc cỏ triệt sinh cỏ bờ, bụi rậm nhằm triệt nơi trú ẩn của các loài dịch hại. Dưới ruộng nếu có nhiều rong, cỏ, lúa chét thì cần tiến hành trục nhấn ngay, thời gian từ nay đến khi xuống giống còn đủ để phân hủy các chất hữu cơ từ rơm rạ giúp cho đồng ruộng thêm màu mỡ và sẽ đỡ được rất nhiều công lao động đi gom cỏ khi xuống giống.

2. Làm đất

Đất sẽ rất tốt nếu được xới hay trục nhấn trước khi lũ về. Sau gần 2 tháng ngập nước, lũ sẽ đem một lượng phù sa rất lớn cho đồng ruộng. Rơm rạ, cỏ dại được phân hủy sẽ làm tăng lượng dinh dưỡng cho đất. Trước khi xuống giống mặt ruộng cần được trang bằng, xới đất, trục trạc thật kỹ sẽ giúp cho cây lúa nhanh bắt rễ và phát triển tốt.

3. Chuẩn bị hạt giống

Cần chuẩn bị hạt giống cấp xác nhận có chất lưọng tốt. Những giống lúa tốt được các Viện nghiên cứu, Trung tâm giống và Cty giống các tỉnh sản xuất. Hiện nay những giống lúa có chất lượng cao, đáp ứng được nhu cầu xuất khẩu và có khả năng chống chịu với rầy nâu như OM4900, OM5930, OM6073, OM3536… nên được sử dụng.

Bà con nông dân cần loại bỏ gống IR50404 và Hàm trâu vì hai giống này hiện đã thoái hóa, nhiễm sâu bệnh và chất lượng gạo rất thấp. Cơ cấu giống lúa cho một vùng sản xuất cần đa dạng về giống và nguồn cung cấp. Diện tích mỗi giống không nên quá 20% trong tổng diện tích toàn vùng. Việc đa dạng giống lúa sẽ giúp giảm được áp lực sâu bệnh và lúa lâu bị thoái hóa. Sử dụng nhiều giống lúa có thời gian sinh trưởng tương đương sẽ không ảnh hưởng đến lịch xuống giống của vụ sau.

Kinh nghiệm sản xuất cho thấy do vụ ĐX có yếu tố thời tiết khí hậu thuận lợi nên các giống lúa đều cho năng suất rất cao, chênh lệch năng suất giữa các giống không nhiều. Hạt giống cần được rê sạch, loại bỏ hết tạp chất, hạt lửng lép. Hạt lúa chắc mẩy sẽ giúp lúa giống nảy mầm đều, cây lúa phát triển nhanh và khoẻ ngay sau khi gieo sạ. Lúa cần sạ theo hàng với lượng giống từ 100-120 kg/ha.

4. Thời vụ

Tùy theo điều kiện chủ động được nước hay chờ nước rút mà bà con nông dân thường xuống giống trong tháng 11 và 12. Lịch xuống giống cần tuân thủ theo khuyến cáo của các cơ quan chức năng chuyên môn các địa phương. Cần xuống giống đồng loạt, đầu vụ ĐX mật số rầy nâu thường thấp nên tranh thủ xuống giống để né rầy. Sau một tháng né được rầy thì áp lực về bệnh VL-LXL sẽ giảm rất nhiều.

5. Xử lý hạt giống

Hạt giống trước khi mang ra ruộng để gieo sạ cần được xử lý bằng Cruiser theo liều khuyến cáo. Xử lý hạt giống bằng thuốc Cruiser sẽ giúp ruộng lúa tránh được bù lạch và hạn chế được rầy nâu tấn công.

6. Phòng trừ cỏ dại

Cỏ dại sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng của lúa thời gian đầu, vì thế cần diệt sạch cỏ dại ngay trước 15 ngày sau khi xuống giống. Vụ ĐX do đất được ngập nước lâu ngày, độ nhão rất cao nên rất thuận lợi cho thuốc diệt cỏ sofit 300 EC phát huy tác dụng. Bà con nông dân nên sử dụng loại thuốc này để diệt cỏ, liều lượng sử dụng là 1,2 lít/ha, phun thuốc lúc 1-3 ngày sau khi sạ. Cũng có thể sử dụng các loại thuốc cỏ khác như Nominee 10 SC, Sirius 10 WP để diệt cỏ cho lúa. Ngoài cỏ dại thì bà con cũng cần quan tâm đến ốc bươu vàng, chuột vì các loài dịch hại này cũng phá lúa rất mạnh vào đầu vụ.

Áp dụng tốt những biện pháp trên bà con nông dân sẽ có ruộng lúa tốt vào đầu vụ, làm tiền đề cho thắng lợi của cả vụ lúa.

Xem thêm
Thịt vịt suối xóm Nhàng da vàng như da gà

'Dù có bị bịt mắt nhưng em vẫn nhận ra được miếng thịt vịt suối xóm Nhàng, xã Kim Thượng', Hà Thị Yến, Chủ tịch UBND xã Xuân Sơn, người gốc Kim Thượng khẳng định.

Xử lý hành chính hộ dân không chấp hành tiêm vacxin đàn vật nuôi

CẦN THƠ Sở Nông nghiệp và Môi trường TP. Cần Thơ đề nghị, sau khi vận động, người dân không chấp hành tiêm vacxin cho vật nuôi, cần xử lý hành chính để răn đe.

Vùng rốn phèn thành 'vương quốc khóm'

TIỀN GIANG Đến Tân Phước hôm nay, ấn tượng nhất là những cánh đồng khóm bạt ngàn, hút tầm mắt, nhiều nhất là các xã Hưng Thạnh, Tân Hòa Đông, Thạnh Mỹ, Thạnh Tân, Mỹ Phước.

Sống chung với khô hạn: [Bài 2] Tưới tiên tiến giảm áp lực nguồn nước

Những năm qua, người dân Ninh Thuận đua nhau lắp đặt các thiết bị tưới tiên tiến nhằm tiết kiệm nước, thích ứng với nắng nóng, khô hạn kéo dài.

Quảng Bình nhân rộng sản xuất giống sắn HN1 kháng bệnh khảm

Từ các mô hình trồng thử nghiệm thành công, Quảng Bình đang triển khai nhân rộng ra sản xuất giống sắn mới HN1 kháng bệnh khảm lá, năng suất cao.

'Mở đường lớn' cho cá rô phi Việt Nam 'bơi' ra thế giới

Ông Trần Đình Luân nhận định, cá rô phi đang vào giai đoạn thuận lợi, mở ra cơ hội phát triển chuỗi giá trị và tăng giá trị xuất khẩu thủy sản.

37 khu vực phía Nam nhận cảnh báo đỏ về cháy rừng

Cục Lâm nghiệp và Kiểm lâm cảnh báo rừng tại Nam Bộ, Tây Nguyên đang ở cấp V - mức cảnh báo đỏ, yêu cầu siết chặt phòng cháy trong cao điểm nắng nóng.