| Hotline: 0983.970.780

Cách nhận biết phân lân nung chảy Ninh Bình

Thứ Hai 23/03/2015 , 09:43 (GMT+7)

Gần đây, các phương tiện thông tin đại chúng liên tục đưa tin về tình hình SX và tiêu thụ phân bón giả, kém chất lượng, trong đó có phân lân nung chảy Ninh Bình. 

Hậu quả là người nông dân phải chịu “tiền mất, tật mang” mà chẳng biết kêu ai. Để giúp cho nông dân tự bảo vệ mình, chúng tôi xin giới thiệu một số kinh nghiệm nhận biết phân lân nung chảy Ninh Bình thật giả.

Trong các loại phân bón có trên thị trường nước ta, thì các loại phân đơn như đạm urê, S.A, Clo-rua A-môn, supe lân và lân nung chảy là khó làm giả hơn cả và tương đối dễ nhận biết do công nghệ SX phức tạp, chi phí đầu tư lớn hoặc do giá trị thấp, việc làm giả không mang lại lợi nhuận cao, nhưng không phải là không có hàng giả.

Để nhận biết thật giả, điều đầu tiên chúng ta cần biết những đặc tính cơ bản của sản phẩm phân lân nung chảy:

- Có tính kiềm yếu (pH: 8,0 - 8,5) có tính khử chua, cải tạo đất.

- Không tan trong nước, tan hết trong dịch a xít yếu do rễ cây trồng tiết ra.

- Độ ẩm từ 1% trở xuống; phân khô rời.

- Kích cỡ hạt có hai dạng:

+ Dạng hạt từ 3 mm trở xuống, màu xanh đen, có ánh kim.

+ Dạng bột 0,25 mm trở xuống, màu xanh xám.

phnln2144529279

Hai bước nhận biết phân lân nung chảy Ninh Bình thật giả:

- Bước 1: Nhận biết nhanh, lấy ít mẫu phân cần thử lượng nhỏ bằng hạt ngô, cho vào cốc thủy tinh. Lấy 1 - 2 quả chanh vắt nước vào cốc đã có mẫu phân cần thử, dùng tay lắc nhẹ cốc trong 5 - 10 phút, hiện tượng xảy ra như sau: Nếu ta thấy mẫu phân tan dần và bốc lên mùi đặc trưng thì đó là phân lân nung chảy Ninh Bình. Ngược lại, nếu không tan, không bốc lên mùi đặc trưng thì không phải phân lân nung chảy Ninh Bình.

- Bước 2: Nhận biết chính xác, lấy mẫu và gửi đi phân tích tại các Trung tâm Tiêu chuẩn đo lường chất lượng I, II hoặc III.

Tại các trung tâm nói trên, mẫu phân sẽ được xét nghiệm bằng phương pháp thử theo TCVN 1078:1999.

Kết quả phân tích chính xác mẫu của các trung tâm trả lời khách hàng sau 7 - 10 ngày.

Phân lân nung chảy Ninh Bình cung cấp cho cây trồng chất dinh dưỡng lân  (P2O5 hữu hiệu: 15 - 17%; 17 - 19%; 19 - 21%). Là chất thiết yếu tạo nên các tế bào cây cối, thúc đẩy sự nảy mầm, phát triển bộ rễ, tăng số lượng, chất lượng hạt, củ, quả...

Phân không tan trong nước nên hạn chế rửa trôi mà tan hết trong dịch rễ cây tiết ra, vì vậy phù hợp với nhiều loại đất khác nhau đặc biệt là đất chua phèn, chua trũng, lầy thụt, đất bazan, đất đồi núi, đất bạc màu...

Chất vôi (CaO: 25 - 30%) có tác dụng khử chua, khử độc, hạ phèn cho đất, cải tạo và tăng độ phì của đất giúp cây trồng tổng hợp protein và chuyển hoá chất dinh dưỡng.

Chất Magiê (MgO: 14 - 18%) có tác dụng khử chua, khử độc hạ phèn cho đất như vôi, là chất thiết yếu tạo nên diệp lục tố của cây, giúp cây trồng tăng khả năng quang hợp, tổng hợp protein, chất đường chất béo...

Là loại phân đa dinh dưỡng: Ngoài cung cấp chất dinh dưỡng lân (P2O5 ), trong phân lân nung chảy Ninh Bình còn chứa các chất CaO (vôi), MgO (Ma giê); SiO2 (Silic) chống đổ và kháng sâu bệnh; các chất vi lượng Mn, Cu, Zn, B, Fe, Mo... rất cần thiết cho cây trồng.

 

Xem thêm
Thịt vịt suối xóm Nhàng da vàng như da gà

'Dù có bị bịt mắt nhưng em vẫn nhận ra được miếng thịt vịt suối xóm Nhàng, xã Kim Thượng', Hà Thị Yến, Chủ tịch UBND xã Xuân Sơn, người gốc Kim Thượng khẳng định.

Không để việc sắp xếp bộ máy ảnh hưởng đến phòng, chống dịch bệnh

HÀ TĨNH Đó là một trong những chỉ đạo mới nhất của UBND tỉnh Hà Tĩnh nhằm khống chế dịch tả lợn Châu Phi và một số dịch bệnh đang xảy ra trên đàn vật nuôi.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Đắk Nông chuyển đổi cơ cấu cây trồng để chống hạn

ĐẮK NÔNG Trước tình trạng nắng hạn ngày càng gay gắt, ngành nông nghiệp tỉnh Đắk Nông chủ động định hướng người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng.

Khởi động dự án áp dụng giải pháp phân hủy rơm rạ trên đồng ruộng

CẦN THƠ Dự án nhằm phát triển các giải pháp phân hủy rơm rạ trên đồng ruộng, tăng cường sức khỏe đất và giảm phát thải trong canh tác lúa.

Nữ tỷ phú cá tra ở vùng đất Đồng Tháp Mười

Đồng Tháp Vượt qua khó khăn, bà Nguyễn Thị Lý trở thành tỷ phú nhờ liên kết doanh nghiệp và nguồn vốn hỗ trợ ngân hàng, xây dựng quy trình nuôi cá tra xuất khẩu.

Không để người làm rừng thiệt thòi ngay từ trong chính sách

TS Hà Công Tuấn cho rằng, chính sách khoán đất lâm nghiệp nên chuyển từ mục tiêu an sinh sang phát triển kinh tế, khắc phục sự chồng chéo, nâng cao hiệu quả quản lý.