| Hotline: 0983.970.780

Các cơ sở chế biến cá hấp vào vụ

Thứ Bảy 05/03/2022 , 08:30 (GMT+7)

QUẢNG TRỊ Các cơ sở chế biến, hấp cá ở Quảng Trị đang tấp nập vào vụ. Hiện giá cá cơm khô bán được khoảng 80.000 đồng/kg, cá nục khô 60.000 – 70.000 đồng/kg tùy loại.

Các cơ sở chế biến, hấp cá đang vào vụ hoạt động. Ảnh: PVT.

Các cơ sở chế biến, hấp cá đang vào vụ hoạt động. Ảnh: PVT.

Quảng Trị có trên 75 cơ sở (lò hấp cá). Sản phẩm chế biến là cá nục khô và cá cơm khô, với công suất 170 - 250 tấn nguyên liệu/năm/lò, tập trung chủ yếu ở các xã, thị trấn ven biển. Hiện nay, các cơ sở chế biến cá hấp đang rộn ràng vào vụ chế biến năm 2022.

Nghề chế biến cá hấp phơi khô đòi hỏi vốn đầu tư ban đầu không lớn. Đặc biệt đây là một nghề dễ thực hiện từ các khâu thu mua thủy sản, đem hấp, đưa đi phơi khô hoặc sấy, rồi đóng hộp và xuất khẩu. Cộng với sự ưu đãi của tự nhiên, hàng ngày những chuyến tàu khai thác cá nục, cá cơm cập bến cảng cá Cửa Việt, nên nguồn nguyên liệu khá dồi dào.

Cá hấp phơi khô của Quảng Trị nổi tiếng thơm ngon. Ảnh: PVT.

Cá hấp phơi khô của Quảng Trị nổi tiếng thơm ngon. Ảnh: PVT.

Sản phẩm cá hấp phơi khô ở Quảng Trị nổi tiếng thơm, thịt cá dai ngọt nên được thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng. Sản phẩm làm ra đã có chỗ đứng trên thị trường không chỉ trong, ngoài tỉnh mà còn xuất khẩu.

Theo kinh nghiệm của những hộ làm nghề này, bình quân 2,7 – 3 kg cá tươi sau khi hấp và phơi khô, sẽ thu được 1 kg cá khô sản phẩm. Hiện nay, giá cá cơm khô bán được khoảng 80.000 đồng/kg, cá nục khô 60.000 – 70.000 đồng/kg tùy loại. Bên cạnh đó, nghề chế biến cá hấp phơi khô còn tạo ra công ăn việc làm cho hàng trăm lao động, đặc biệt là phụ nữ với mức thu nhập từ 4 - 5 triệu đồng/tháng.

Có thể nói, nghề chế biến cá hấp đã trở thành một nghề phổ biến ở địa phương, góp phần giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, cũng như thúc đẩy nghề khai thác phát triển, tăng hiệu quả sản xuất, tạo những bước tiến mạnh trong quá trình phát triển kinh tế cho các hộ dân ven biển Quảng Trị.

Xem thêm
Nuôi con đặc sản, thị trường ngách cho chăn nuôi nông hộ: [Bài 2] Trang trại gà Lượng Huệ lớn nhất Tây Ninh

Trang trại gà Lượng Huệ 'khủng' của gia đình anh Nguyễn Năng Cường ở thị trấn Tân Châu (Tây Ninh) là niềm mơ ước của nhiều nông hộ…

Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

'Quy tắc vàng' giúp nông dân trồng rau ít sâu bệnh, an toàn

LÀO CAI Nông dân vùng cao ở Lào Cai ngày càng tuân thủ nghiêm những 'nguyên tắc vàng' để sản xuất rau an toàn, giảm nguy cơ tiếp xúc hóa chất, bảo vệ môi trường.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.