| Hotline: 0983.970.780

Tận mắt chứng kiến chế biến thủy sản truy xuất nguồn gốc ở Hà Tĩnh

Thứ Bảy 16/12/2017 , 09:12 (GMT+7)

Đây là doanh nghiệp áp dụng rất hiệu quả quy trình sản xuất đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Các mặt hàng xuất đi nước ngoài có thể truy xuất được nguồn gốc xuất xứ, từ đầu vào...

Để đáp ứng nhu cầu sử dụng thực phẩm an toàn ngày càng cao của người tiêu dùng trong nước, đặc biệt là phục vụ xuất khẩu sang các thị trường khó tính như Liên minh Châu Âu (EU), Nhật Bản, Hàn Quốc..., những năm gần đây hàng loạt doanh nghiệp, cơ sở trên địa bàn Hà Tĩnh áp dụng hệ thống quản lý chất lượng hàng đầu Thế giới là HACCP và ISO:2200-2005 vào hoạt động chế biến thủy sản nhằm truy xuất nguồn gốc, đảm bảo tất cả thực phẩm đến tay người tiêu dùng an toàn tuyệt đối.

Ghi nhận của NNVN tại Nhà máy chế biến của Cty CP Xuất nhập khẩu thủy sản Nam Hà Tĩnh, đóng tại thị xã Kỳ Anh cho thấy, việc “nghiêm khắc” áp dụng quy trình chế biến khép kín của Cty đã gia tăng giá trị kinh tế từ hoạt động chế biến thủy sản lên gấp 20 – 35% so với chế biến thông thường.

Theo đó, bình quân mỗi năm Cty này chế biến 900 – 1.000 tấn thủy sản (gồm mực chất lượng cao, tôm thẻ chân trắng và cá các loại) nguyên liệu; thành phẩm đạt 450 – 500 tấn; tổng doanh thu từ 5 – 5,5 triệu USD.

Chế biến thủy sản xuất khẩu tại Cty CP Xuất nhập khẩu thủy sản Nam Hà Tĩnh tại Khu kinh tế Vũng Áng. (Ảnh: Danh Lam/TTXVN)

Một lãnh đạo Chi cục Thủy sản Hà Tĩnh cho hay, lực lượng chức năng trên địa bàn Hà Tĩnh thường xuyên kiểm tra hoạt động chế biến thủy sản của Cty CP xuất nhập khẩu thủy sản Nam Hà Tĩnh. Đây là doanh nghiệp áp dụng rất hiệu quả quy trình sản xuất đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Các mặt hàng xuất đi nước ngoài có thể truy xuất được nguồn gốc xuất xứ, từ đầu vào, thời gian, công nhân trực tiếp chế biến, đóng gói, bảo quản...

Xem thêm
Tăng sức 'đề kháng' cho ngành chăn nuôi trước dịch bệnh

Lead: Bản tin NN&MT tối 23/7 mang đến những thông tin thời sự nổi bật: Tăng sức ‘đề kháng’ cho ngành chăn nuôi trước dịch bệnh; Việt Nam nỗ lực vì môi trường bền vững; Tây Ninh tạo đột phá với chăn nuôi công nghệ cao… Mời quý vị cùng theo dõi!

Tạo giá trị khác biệt đối với 4 cây trồng lợi thế: chuối, dứa, dừa, chanh dây.

Chương trình tọa đàm với sự tham dự của các diễn giả: Bà Nguyễn Thị Thanh Thủy, nguyên Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (Bộ NN-PTNT); Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ Tịch HĐQT Công ty CP Nafoods; Ông Phạm Quốc Liêm, Chủ tịch Công ty cổ phần nông nghiệp U&I (Unifarm); Bà Nguyễn Thị Kim Thanh, Chủ tịch Hiệp hội Dừa Việt Nam; Ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam. Nhà báo Trần Cao, Phó Tổng biên tập Báo Nông nghiệp và Môi trường điều hành tọa đàm.

Gia Lai phòng chống dịch tả lợn Châu Phi ngay từ cơ sở

Trước tình hình dịch tả lợn Châu Phi đang diễn biến phức tạp, ngành chức năng tỉnh Gia Lai đã đưa ra các biện pháp phòng chống dịch ngay từ cơ sở.

Cá ngừ - thế mạnh gần tỷ đô đang 'khóc'

Với kim ngạch xuất khẩu đạt gần 1 tỷ USD mỗi năm, thế nhưng cá ngừ - thế mạnh thứ ba của thủy sản Việt Nam đang đối mặt hàng loạt khó khăn do vướng mắc từ Nghị định 37.

Bình luận mới nhất