| Hotline: 0983.970.780

Cà Mau đảm bảo nguồn nguyên liệu thủy sản phục vụ thị trường cuối năm

Thứ Sáu 22/10/2021 , 08:16 (GMT+7)

Từ nay đến cuối năm, dự báo thị trường xuất khẩu thủy sản của tỉnh Cà Mau sẽ có có nhiều triển vọng, do nhu cầu thị trường tăng mạnh vào cuối năm.

 

Ông Lê Văn Sử, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, đánh giá thị trường xuất khẩu thủy sản 3 tháng cuối năm sẽ có nhiều triển vọng. Ảnh: Quốc Việt.

Ông Lê Văn Sử, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, đánh giá thị trường xuất khẩu thủy sản 3 tháng cuối năm sẽ có nhiều triển vọng. Ảnh: Quốc Việt.

Thị trường xuất khẩu triển vọng

Chia sẻ với NNVN, ông Lê Văn Sử - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau cho biết: Trong thời gian tới dự báo thị trường xuất khẩu thủy sản sẽ có có nhiều triển vọng, tuy nhiên do tình hình dịch bệnh Covid sẽ còn diễn biến phức tạp lâu dài, do đó, để bù bắp lại thời gian bị ảnh hưởng từ dịch bệnh Covid-19 trong thời gian qua, từ nay đến cuối năm tỉnh Cà Mau quyết tâm hai mục tiêu.

Thứ nhất, khôi phục lại sản xuất chịu sự tác trong thời gian dịch bệnh Covid. Thứ hai là tận dụng cơ hội của thị trường, tận dụng sự đồng thuận của doanh nghiệp, của người dân để tổ chức lại sản xuất, liên kết lại theo từng chuỗi ngành hàng.

Tỉnh Cà Mau tiếp tục tập trung vào các đối tượng sản xuất, thứ nhất là khôi phục lại nghề nuôi tôm để đảm bảo nguyên liệu sản xuất phục vụ cho thị trường cuối năm. Thứ hai, khôi phục lại lĩnh vực khai thác thủy sản. Thứ ba là tập trung sản xuất cho vụ lúa đông xuân và trà lúa lúa tôm.

Để thực hiện được nhiệm vụ này, UBND tỉnh Cà Mau kiến nghị với Bộ NN-PTNT, cần có chính sách hỗ trợ kịp thời. đặc biệt là các biện pháp về tài chính để hỗ trợ cho doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng cung ứng đầu vào như giống vật tư, thực ăn… để tạo điều kiện cho người nông dân khống chế được chi phí sản xuất, không tăng chi phí sản xuất để tạo ra lợi thế cạnh tranh.

Đồng thời,  hỗ trợ các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu khắc phục những khó khăn hiện tại làm sao tận dụng được cơ hội tốt của thị trường để đảm bảo cho sản phẩm người nông dân có thể tiêu thụ ra một cách tốt nhất. Qua đó, giúp cho nông dân, đặc biệt là nông dân đang sản xuất các ngành hàng đang chịu sự tác động mạnh của các biện pháp phòng chống dịch Covid trong thời gian qua để khôi phục lại sản xuất.

Xuất khẩu thủy sản của tỉnh Cà Mau sẽ bứt phá vào 3 tháng cuối năm. Ảnh: Quốc Việt. 

Xuất khẩu thủy sản của tỉnh Cà Mau sẽ bứt phá vào 3 tháng cuối năm. Ảnh: Quốc Việt. 

Theo ông Sử, đối với tỉnh Cà Mau, nông dân sản xuất nuôi tôm thâm canh, siêu thâm canh đây là đối tượng sản xuất có chi phí rất lớn và rủi ro cao. Ngoài ra, đối với các ngành nghề khai thác biển thì trong thời gian qua sản phẩm và giá sản phẩm xuống thấp, giảm sâu khó tiêu thụ cho nên nhiều ngư dân đang gặp khó khăn do thiếu vốn để khôi phục sản xuất.  

Sản lượng thủy sản 9 tháng đạt 405.000 tấn

Hơn 9 tháng đầu năm, tổng sản lượng thủy sản đến nay đạt trên 405.000 tấn, đạt hơn 65% so kế hoạch, tăng 3,54% so cùng kỳ. Trong đó, sản lượng tôm ước đạt gần 143.000 tấn, đạt 63,5% so kế hoạch, tăng hơn 8,% so cùng kỳ. Ngoài ra, sản lượng tôm chế biến 8 tháng ước đạt gần 115.000 tấn, đạt 75,63 kế hoạch, tăng 13,66% so với cùng kỳ.

Do tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp trên địa bàn tỉnh, từ ngày 4/8/2021 đến nay, các doanh nghiệp triển khai thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch để đảm bảo an toàn trong sản xuất kinh doanh, một số nhà máy, cơ sở sơ chế và chế biến tôm tạm dừng hoạt động.

 Các nhà máy chế biến, doanh nghiệp phải thực hiện phương án sản xuất “3 tại chỗ” hoặc “1 cung đường, 2 điểm đến” giảm số lượng công nhân làm việc, giảm giờ làm, làm giảm công suất chế biến nên sản lượng tôm chế biến giảm.

Giá tôm thương phẩm trên địa bàn tỉnh trong tháng qua dao động mạnh, có tăng, giảm do ảnh hưởng bởi dịch bệnh trong tỉnh và thực hiện các biện pháp phòng chống dịch siết chặt hay nới lỏng. So với trước khi thực hiện giãn cách xã hội, tôm thẻ chân trắng cỡ 25-20 con/kg tăng 5.000-9.000 đồng/kg, tôm sú giảm 10.000 - 15.000 đồng/kg, tôm thẻ chân trắng cỡ 100-40 con/kg giảm từ 1.000 - 14.000 đồng/kg.

Xem thêm
Bình Phước chú trọng phát triển chăn nuôi theo chuỗi giá trị

Sáng 19/4, đoàn công tác Bộ Nông nghiệp và Môi trường do Thứ trưởng Phùng Đức Tiến làm trưởng đoàn có buổi làm việc tại tỉnh Bình Phước.

Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

'Quy tắc vàng' giúp nông dân trồng rau ít sâu bệnh, an toàn

LÀO CAI Nông dân vùng cao ở Lào Cai ngày càng tuân thủ nghiêm những 'nguyên tắc vàng' để sản xuất rau an toàn, giảm nguy cơ tiếp xúc hóa chất, bảo vệ môi trường.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.