Mô hình tôm lúa tại xã Trí Lực, huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau. Ảnh: Trọng Linh.
Trong chuyến khảo sát thực tế cùng đoàn công tác của Bộ NN-PTNT tại tỉnh Cà Mau về phát triển kinh tế nông nghiệp của tỉnh. Ông Lê Văn Quang, Tổng giám đốc Tập đoàn Thủy sản Minh Phú đã có những chia sẻ về sự phát triển bền vững của ngành tôm tỉnh Cà Mau nói riêng, cũng như cả nước nói chung.
Nhiều năm trở lại đây ngành tôm tỉnh Cà Mau đã có những bước phát triển nổi bật. Đặc biệt là trong sản xuất tôm hữu cơ, tôm sinh thái thân thiện mới môi trường và diện tích tăng theo từng năm. Ngoài ra, Cà Mau có nhiều lợi thế trong chế biến, xuất khẩu tôm của cả nước.
Tuy nhiên, hiện nay ngành tôm tỉnh Cà Mau vẫn còn phân tán và khả năng cạnh tranh chưa cao. Tập đoàn Thủy sản Minh Phú, mong muốn ngành tôm của tỉnh Cà Mau phát triển bền vững và lợi nhuận tốt, giá thành cạnh tranh. Để làm được việc này theo ông Lê Văn Quang, Tổng giám đốc Tập đoàn Thủy sản Minh Phú “không có cách nào tốt hơn là chúng ta phải có một quy hoạch thật bài bản đối với ngành tôm của tỉnh Cà Mau”.
Ông Lê Văn Quang, chia sẻ về mô hình nuôi tôm rừng tại huyện Ngọc Hiển (Cà Mau) với Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan. Ảnh: Trọng Linh.
Quy hoạch phải tích hợp vào các quy hoạch chung của tỉnh Cà Mau. Chính vì vậy Tập đoàn Thủy sản Minh Phú đề xuất với tỉnh Cà Mau thuê đơn vị tư vấn để quy hoạch lại toàn bộ vùng tôm. Theo ông Quang, Tập đoàn Thủy sản Minh Phú muốn quy hoạch riêng cho vùng tôm lúa, thế nhưng nếu quy hoạch tôm - lúa mà không quy hoạch tổng thể cả ngành tôm Cà Mau thì cũng là bài toán khó. Thực tế ngành tôm tỉnh Cà Mau đang có 4 mô hình: Tôm rừng, tôm quảng canh, tôm lúa, tôm siêu thâm canh.
Hiện nay, tỉnh Cà Mau có diện tích tôm lúa rất lớn, đây được xem là lợi thế không nhỏ. Tôm lúa là mô hình kinh doanh bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu và thuận thiên tốt. Đồng thời lại có giá thành thấp và lợi thế cạnh tranh tốt hơn những mô hình khác. Vì thế cần phải được quy hoạch và đầu tư đúng nó sẽ mang lại hiệu quả kinh tế tốt hơn. Từ những yếu tố đó Tập đoàn Minh Phú muốn cùng với tỉnh Cà Mau quy hoạch và kêu gọi nhà đầu tư, doanh nghiệp cùng nhau liên kết để phát triển bền vững.
Ông Lê Văn Quang, Tổng Giám đốc Tập đoàn Thủy sản Minh Phú, cho biết: Tập đoàn Minh Phú với thế mạnh chế biến xuất khẩu tôm lớn nhất nước đó là lợi thế mạnh. Ngoài ra, Tập đoàn Minh Phú cũng còn đầu tư phát triển con giống và nuôi tôm công nghệ cao.
Cà Mau cần guy hoạch tổng thể vùng tôm nuôi. Ảnh: Trọng Linh.
Hiện nay, Tập đoàn Minh Phú đang có những vùng nuôi tôm công nghệ cao như ở Bà Rịa - Vũng Tàu 300 ha, Kiên Giang 900 ha và dự kiến sẽ phát triển lên 3.400 ha. Minh Phú đang chuẩn bị đầu tư nhà máy thức ăn cho tôm 100.000 tấn ở Hậu Giang. Ngoài ra, Minh Phú có chuỗi cung ứng tôm, tư vấn, hỗ trợ, giúp đỡ người nuôi tôm từ con giống, thức ăn, giám sát thu hoạch, thu mua tôm cho các nhà máy chế biến của Minh Phú.
Một điểm mạnh nữa là hiện này Tập đoàn Minh Phú đang cùng với WWF (Tổ chức Quốc tế về bảo tồn thiên nhiên tại Việt Nam) làm chương trình tôm lúa. Trong hơn 1 tháng đi khảo sát cùng với các chuyên gia và WWF Tập đoàn Minh Phú nhận thấy rằng mô hình tôm lúa rất có lợi thế cạnh tranh, rất bền vững nhưng hiện tại chi phí phát sinh rất cao và hiệu quả chưa tốt.
Từ những bất cập trên theo ông Quang, để phát triển mô hình tôm - lúa bền vững cần phải tổ chức lại theo hình thức các tổ hợp tác. Tức là từ 5-10 hộ hợp tác với nhau tạo thành tổ hợp tác và liên kết với nhau thành cánh đồng lớn. Từ đó, các tổ hợp tác liên kết với nhau thành HTX. Tập đoàn Minh Phú sẽ có hình thức bao lợi nhuận giống như lúa của Tập đoàn Lộc Trời.
Ông Lê Văn Quang, Tổng Giám đốc Tập đoàn Thủy sản Minh Phú. Ảnh: Trọng Linh.
Sau đại dịch Covid-19, Tập đoàn Minh Phú sẽ tích cực cùng với tỉnh Cà Mau và WWF triển khai nhanh nhất mô hình phát triển tôm lúa. Đồng thời áp dụng bao lợi nhuận cho mô hình tôm rừng.
Từ dưa lưới công nghệ cao đến thị trường xuất khẩu, dòng nước âm thầm trong hệ thống thủy lợi nội đồng đang giữ vai trò nền móng cho nông nghiệp thông minh Hải Phòng.
HẢI PHÒNG Sau hợp nhất, thế mạnh về biển của Hải Phòng và nông nghiệp công nghệ cao của Hải Dương hứa hẹn sẽ tạo ra cực tăng trưởng mới, giúp phát huy được các tiềm năng.
Hưng Yên đẩy mạnh mời gọi các nhà đầu tư phát triển trang trại theo hướng hữu cơ, liên kết sản xuất - tiêu thụ, tạo nền tảng vững chắc để nâng tầm giá trị nông sản.
Đã đến lúc cần đẩy mạnh vai trò của các tổ nhóm nông dân, HTX nông nghiệp trở thành đối tác trung tâm trong chính sách bảo hiểm nông nghiệp thế hệ mới của Việt Nam.
Sở hữu tiềm năng lớn từ vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên đến con người, nhưng phát triển sản xuất nông nghiệp Hải Phòng được đánh giá chưa tương xứng với tiềm năng.
Tuyên Quang Từ khi triển khai Nghị quyết 03 của HĐND tỉnh Tuyên Quang, đã có 282 tổ chức, cá nhân được hỗ trợ hệ thống tưới tiên tiến, tiết kiệm nước, tổng diện tích 765 ha.
Nền nông nghiệp của tỉnh Bến Tre đã và đang phát triển theo hướng tập trung vào sản xuất hàng hoá chất lượng, năng suất cao và tăng cường khả năng cạnh tranh.
CẦN THƠ Hiện mỗi con ong chúa giống do Tạo sản xuất có giá từ 200.000 đồng. Trung bình mỗi tháng Tạo cung cấp ra thị trường khoảng 800 con, thu nhập gần 20 triệu đồng.
SƠN LA Phương pháp bón dúi phân kết hợp kỹ thuật cấy hàng rộng - hàng hẹp giúp giảm thất thoát, giảm số lần bón phân, chi phí phân bón giảm khoảng 30%, hạn chế sâu bệnh.
Vĩnh Long Chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) là trách nhiệm của ngư dân, cơ quan chức năng và toàn xã hội.
Cần Thơ Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, từng bước giúp Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng lập cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học, phục vụ lưu trữ các thông tin cần thiết.