| Hotline: 0983.970.780

Cá linh non đầu mùa khan hiếm, giá bán trên 200.000 đồng/kg

Thứ Năm 09/09/2021 , 18:13 (GMT+7)

ĐBSCL Cá linh non còn sống bán giá từ 170.000-180.000 đồng/kg, còn cá linh non làm sạch ruột bán giá 200.000 đồng/kg, cao gấp đôi so với nhiều năm về trước.

Ngư dân đầu nguồn An Giang đánh bắt cá linh (ảnh chụp năm 2020). Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ngư dân đầu nguồn An Giang đánh bắt cá linh (ảnh chụp năm 2020). Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Hiện nay cá linh non đầu mùa lũ đã bắt đầu xuất hiện ở các huyện đầu nguồn giáp với biên giới Campuchia như: Tịnh Biên, An Phú, thị xã Tân Châu (An Giang) và huyện Hồng Ngự và Tân Hồng (Đồng Tháp) nhưng số lượng rất ít vì nước lũ chưa về nhiều.

Cá linh non đầu mùa là đặc sản mùa nước nổi ở miền Tây. Giá cá linh còn sống vừa được ngư dân đánh bắt lên bán từ 170.000-180.000 đồng/kg, còn cá linh non làm sạch ruột bán 200.000 đồng/kg, cao gấp đôi so với năm trước.

Hiện tại ở các tỉnh đầu nguồn An Giang, Đồng Tháp giá cá linh bán từ 200.000 đồng/kg. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Hiện tại ở các tỉnh đầu nguồn An Giang, Đồng Tháp giá cá linh bán từ 200.000 đồng/kg. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ông Võ Văn Bé, ngư dân có hơn 20 năm đánh bắt cá linh ở xã Phú Hội, huyện An Phú (An Giang) cho biết: Thông lệ hàng năm, từ tháng 7 nước lũ từ thượng nguồn sông Mekong đổ về các tỉnh An Giang, Đồng Tháp và Long An…đặc sản cá đồng theo nguồn nước đó về sinh sôi nẩy nở.

Trong đó, cá linh chỉ xuất hiện một năm có một lần trong những tháng mùa lũ từ cuối tháng 7 đến hết tháng 11. Hiện nay, đã bước sang gần giữa tháng 9 nhưng cá linh non được ngư dân đánh bắt rất ít, người nhiều lắm một ngày chỉ kiếm được vài kí.

Năm nay cá linh non trở thành mặt hàng khan hiếm trong mùa lũ ở ĐBSCL. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Năm nay cá linh non trở thành mặt hàng khan hiếm trong mùa lũ ở ĐBSCL. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Chị Nguyễn Thị Phe, thương lái thu mua cá linh ở chợ An Phú (An Giang) cho biết: Thời điểm này so với các năm trước đã có nước lũ tràn đồng. Theo đó, cá linh non đầu mùa xuất hiện rất nhiều nên mỗi ngày người dân vùng biên giới đặt dớn, đáy cá linh mang đến bán từ 300 – 500 kg/ngày. Riêng năm nay cá linh xuất hiện rất ít và hiếm vì không có nước lũ về.

Cá linh non đầu mùa là đặc sản mùa nước nổi ở miền Tây. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Cá linh non đầu mùa là đặc sản mùa nước nổi ở miền Tây. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Theo Sở NN-PTNT An Giang, mấy năm gần đây nước lũ ở đầu nguồn về muộn từ 1-2 tháng so với các năm trước đây, hiện đã vào tháng 9 nhưng mực nước lũ rất thấp so với trung bình nhiều năm. Nước lũ không có cá linh càng trở nên khan hiếm.

Xem thêm
Nuôi con đặc sản, thị trường ngách cho chăn nuôi nông hộ: [Bài 2] Trang trại gà Lượng Huệ lớn nhất Tây Ninh

Trang trại gà Lượng Huệ 'khủng' của gia đình anh Nguyễn Năng Cường ở thị trấn Tân Châu (Tây Ninh) là niềm mơ ước của nhiều nông hộ…

Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

'Quy tắc vàng' giúp nông dân trồng rau ít sâu bệnh, an toàn

LÀO CAI Nông dân vùng cao ở Lào Cai ngày càng tuân thủ nghiêm những 'nguyên tắc vàng' để sản xuất rau an toàn, giảm nguy cơ tiếp xúc hóa chất, bảo vệ môi trường.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.