| Hotline: 0983.970.780

Bỏ phố về quê, khởi nghiệp với nho Hạ Đen

Thứ Bảy 05/03/2022 , 17:46 (GMT+7)

HÀ NỘI Mô hình trồng nho Hạ Đen của kỹ sư trẻ Hoàng Văn Cương không chỉ bán lấy quả, thu nhập cao mà còn làm vườn sinh thái để phát triển du lịch.

Mô hình trồng nho Hạ Đen của chàng kỹ sư trẻ Hoàng Văn Cương (quê ở xã Khai Thái, Phú Xuyên, Hà Nội) không chỉ bán lấy quả mà còn làm vườn sinh thái để phát triển du lịch. Vườn nho đã bắt đầu đón khách địa phương đến tham quan, mọi người được tự tay hái nho thưởng thức trong vườn.

Sau khi tốt nghiệp loại ưu Đại học Nông lâm Bắc Giang, anh Hoàng Văn Cương được nhận vào làm tại một doanh nghiệp. Công việc, thu nhập khiến nhiều sinh viên mới ra trường như anh mơ ước. Thế nhưng đùng một cái, anh Cương từ bỏ phố, về quê trồng nho Hạ Đen. Đầu năm 2019, anh bắt đầu khăn gói về quê bắt tay vào thực hiện kế hoạch của mình.

Những trái nho Hạ Đen đã giúp anh Hoàng Văn Cương thành công bước đầu. Ảnh: Xuân Hiền.

Những trái nho Hạ Đen đã giúp anh Hoàng Văn Cương thành công bước đầu. Ảnh: Xuân Hiền.

"Khi thông báo nghỉ việc, bố mẹ đều phản đối vì có công ăn việc làm đang ổn định ở thành phố, lại về nhà làm nông nghiệp thì vất vả, bấp bênh. Nhưng không lung lay ý chí, tôi vẫn quyết tâm mua nguyên vật liệu về làm mái che, giàn để trồng nho", anh Cương kể,

Ngay từ đầu, Cương đã đầu tư một cách bài bản, khoa học, với hệ thống nhà giàn, có mái che, hệ thống bón phân tự động, tưới nước nhỏ giọt, quy trình trồng nho theo VietGAP để đảm bảo chất lượng sản phẩm.

Cùng với quyết tâm cao, ý chí và nghị lực của mình, cộng với vốn kiến thức có sẵn nên mô hình trồng nho của Cương đã phát triển rất tốt. Hiện nay, Cương đã mở rộng thêm diện tích trồng nho tại Thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam với diện tích 0,6ha; ở huyện Đan Phượng; Hữu Lũng (Lạng Sơn) và 1ha tại xã Hồng Thái, huyện Phúc Thọ, TP. Hà Nội.

"Khi mới trồng, tôi chủ yếu dùng phân vô cơ, nhưng thấy cây chậm phát triển, nên bắt đầu chuyển đổi sang bón phân hữu cơ, cây phát triển tốt, mang lại thu nhập cao hơn so với làm vô cơ. Ngoài ra, sản phẩm bán ra thị trường đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng", Cương tâm sự.

Với kiến thức có được, vườn nho của anh Cương tuân thủ nghiêm các quy trình kỹ thuật nên đã thành công ngay từ những vụ đầu. Ảnh: Xuân Hiền.

Với kiến thức có được, vườn nho của anh Cương tuân thủ nghiêm các quy trình kỹ thuật nên đã thành công ngay từ những vụ đầu. Ảnh: Xuân Hiền.

Sau hơn 2 năm vất vả cùng niềm đam mê, giàn nho đã cho trái ngọt, bình quân mỗi năm nho cho thu hoạch 2 vụ, vụ hè sẽ thu hoạch vào tháng 5, vụ còn lại thu hoạch vào tháng 11, 12.

Do quy trình trồng đảm bảo kỹ thuật, phòng bệnh tốt nên mỗi 1ha cho thu hoạch 10 tấn nho/năm, nếu bán với giá 150.000 đồng/kg sẽ cho lãi từ 800 triệu - 1 tỷ đồng/ha/năm, gấp nhiều lần so với trồng các loại cây hoa màu khác.

Đây quả là con số không hề nhỏ đối với tràng kỹ sư trẻ, nhưng với niềm đam mê của mình, Cương luôn quan niệm rằng, “Rủi ro cao luôn đi kèm với cơ hội lớn".

Sản lượng nho thu hoạch chủ yếu cung cấp cho hệ thống siêu thị, chuỗi cửa hàng thực phẩm sạch tại Hà Nội và các tỉnh lân cận. Ứng dụng công nghệ, kỹ thuật mới vào canh tác, Cương thành công khi đem được giống cây ăn quả giá trị cao về trồng tại địa phương.

Đến nay, sản phẩm nho của chàng kỹ sư trẻ Hoàng Văn Cương đã đạt tiêu chuẩn theo quy trình VietGAP, bảo đảm an toàn về các chỉ số khi tung ra thị trường.

Xem thêm
Bình Phước chú trọng phát triển chăn nuôi theo chuỗi giá trị

Sáng 19/4, đoàn công tác Bộ Nông nghiệp và Môi trường do Thứ trưởng Phùng Đức Tiến làm trưởng đoàn có buổi làm việc tại tỉnh Bình Phước.

Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Nửa tấn cá thả xuống sông Cầu Phủ tái tạo nguồn lợi thủy sản

Hà Tĩnh Các loài cá truyền thống như trắm, trôi, mè, chép, cá lóc, cá trê… vừa được thả xuống sông Cầu Phủ nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.