| Hotline: 0983.970.780

Bí xanh thơm cho thu nhập hơn 250 triệu đồng/ha/vụ

Thứ Hai 20/03/2023 , 09:06 (GMT+7)

BẮC KẠN Bí xanh thơm là cây trồng đặc sản bản địa của huyện Ba Bể (Bắc Kạn). Đây là cây dễ trồng, dễ bảo quản sản phẩm, cho thu nhập từ 200 - 250 triệu đồng/ha/vụ.

Lợi nhuận gấp 4 lần trồng lúa

Cây bí xanh Ba Bể có hai loại, loại vỏ xanh đậm được gọi là bí xanh thơm và loại vỏ phủ phấn trắng gọi là bí phấn thơm. Bí xanh ở đây có nhiều điểm khác biệt so với quả bí xanh thông thường nhờ hình dáng thon, dài, cả thân và quả đều có mùi thơm rất đặc trưng.

bi xanh 1

Trồng bí xanh thơm mang lại thu nhập cao cho nhiều nông hộ ở huyện Ba Bể. Ảnh: Ngọc Tú. 

Những năm trước, gia đình bà Nông Thị Chiêm ở thôn Nà Đúc, xã Địa Linh (huyện Ba Bể) trồng cây bí xanh thơm với diện tích nhỏ, nhưng nhờ có thu nhập ổn định nên hiện nay trồng thường xuyên khoảng 0,5ha. Mỗi vụ, gia đình bà Chiêm thu được khoảng 18 tấn quả. Vào đầu vụ, 1kg bí xanh thơm có giá khoảng 10.000 đồng, trung bình cũng đạt từ 7.000 - 8.000 đồng/kg. Chỉ sau 4 tháng trồng và chăm sóc, bà Chiêm thu về không dưới 100 triệu đồng. So với trồng lúa, trồng ngô, trồng bí xanh thơm mang lại thu nhập cao gấp 4 lần.

Nhờ hiệu quả cao, thời gian trồng ngắn, cây bí xanh ngày càng được bà con ở huyện Ba Bể trồng nhiều. Trước đây, cây bí xanh chủ yếu trồng ở các xã Địa Linh, Yến Dương, nay đã phát triển sang các xã Chu Hương, Thượng Giáo, Hà Hiệu... với tổng diện tích trên 100ha.

bi xanh 4

Nhờ hiệu quả cao nên diện tích trồng bí xanh thơm ngày càng mở rộng. Ảnh: Ngọc Tú. 

Ông Dương Văn Cừ, Chủ tịch UBND xã Địa Linh cho biết, năm 2023, toàn xã trồng được 78ha cây bí xanh, đầu ra một phần được các HTX trên địa bàn huyện cam kết thu mua để chế biến, còn lại bà con bán cho tư thương. Năng suất trung bình đạt khoảng 35 tấn/ha, nếu tính giá bán bình quân trên thị trường là 7.000 đồng/kg thì 1ha có thể cho thu nhập khoảng 250 triệu đồng, đây là nguồn thu không nhỏ đối với người dân ở đây. Nhiều năm gần đây, bí xanh thơm là cây trồng chủ lực của xã, giúp nhiều hộ thoát nghèo, vươn lên khá giả.

Phục tráng giống, xây dựng thương hiệu

Tỉnh Bắc Kạn xác định cây bí xanh thơm có tiềm năng để phát triển thành vùng nông sản đặc sản. Do đó, không chỉ mở rộng diện tích, nông hộ ở huyện Ba Bể còn tập trung ứng dụng kỹ thuật vào canh tác, thâm canh quy mô lớn nên sản lượng và chất lượng quả bí xanh thơm ngày càng cao.

Đáng chú ý, sau nhiều năm nghiên cứu, tỉnh Bắc Kạn đã phục tráng thành công giống bí xanh Ba Bể, mô hình đã cho năng suất đạt từ 30 đến 35 tấn/ha, tỷ lệ đạt tiêu chuẩn làm giống trên 60%. Sở KH-CN tỉnh Bắc Kạn đã bàn giao 5 tấn quả bí giống cho địa phương để sản xuất giống phục vụ người dân.

bi xanh 2

Du khách thưởng thức trà bí xanh khi đến tham quan trải nghiệm vườn bí tại huyện Ba Bể. Ảnh: Ngọc Tú. 

Theo Sở KH-CN, đề tài phục tráng giống bí xanh Ba Bể còn hoàn thành thủ tục công nhận giống và được Bộ NN-PTNT công nhận giống lưu hành đặc cách. Việc công nhận giống là yếu tố quan trọng để giúp xây dựng thương hiệu sản phẩm bí xanh thơm Ba Bể trong thời gian tới.

Song song với nâng cao chất lượng, chính quyền địa phương cũng nỗ lực đảm bảo đầu ra cho bà con nông dân. Trên địa bàn huyện Ba Bể đã có 3 HTX (HTX Yến Dương; HTX Thanh Đức; HTX Nhung Lũy) liên kết với các nông hộ để bao tiêu sản phẩm bí xanh thơm. Khi mùa thu hoạch đến, các HTX này thu mua, kết nối với các siêu thị, đại lý trong và ngoài tỉnh để tiêu thụ sản phẩm. Ngoài ra, một số HTX cũng chế biến quả bí thành những sản phẩm như trà bí xanh, bí xanh khô…

bi xanh 3

Vườn trồng bí xanh thơm trở thành điểm du lịch trải nghiệm thú vị với du khách. Ảnh: Ngọc Tú. 

Bà Ma Thi Ninh, Giám đốc HTX Yến Dương cho biết, bí xanh thơm Ba Bể đã là sản phẩm OCOP nên việc tiêu thụ thuận lợi, các siêu thị ngày càng nhập nhiều hàng hơn. Bên cạnh đó, HTX cũng thu mua tích trữ để chế biến nên đầu ra của quả bí xanh thơm cơ bản được đảm bảo.

Thời gian tới, chính quyền địa phương tiếp tục lồng ghép các chương trình, dự án để hỗ trợ hộ gia đình, HTX, tổ hợp tác về giống, vật tư, phân bón, tư vấn xây dựng liên kết, đăng ký thương hiệu chỉ dẫn địa lý để giúp phát triển cây bí xanh ổn định, bền vững.

Xem thêm
Thịt vịt suối xóm Nhàng da vàng như da gà

'Dù có bị bịt mắt nhưng em vẫn nhận ra được miếng thịt vịt suối xóm Nhàng, xã Kim Thượng', Hà Thị Yến, Chủ tịch UBND xã Xuân Sơn, người gốc Kim Thượng khẳng định.

Không để việc sắp xếp bộ máy ảnh hưởng đến phòng, chống dịch bệnh

HÀ TĨNH Đó là một trong những chỉ đạo mới nhất của UBND tỉnh Hà Tĩnh nhằm khống chế dịch tả lợn Châu Phi và một số dịch bệnh đang xảy ra trên đàn vật nuôi.

Người nuôi thủy sản chưa yên tâm về chất lượng giống

HẢI DƯƠNG Vùng Đồng bằng sông Hồng có tiềm năng lớn phát triển nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, việc không chủ động được nguồn giống chất lượng là rào cản khai thác thế mạnh này.

Đắk Nông chuyển đổi cơ cấu cây trồng để chống hạn

ĐẮK NÔNG Trước tình trạng nắng hạn ngày càng gay gắt, ngành nông nghiệp tỉnh Đắk Nông chủ động định hướng người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng.

Khởi động dự án áp dụng giải pháp phân hủy rơm rạ trên đồng ruộng

CẦN THƠ Dự án nhằm phát triển các giải pháp phân hủy rơm rạ trên đồng ruộng, tăng cường sức khỏe đất và giảm phát thải trong canh tác lúa.

Nữ tỷ phú cá tra ở vùng đất Đồng Tháp Mười

Đồng Tháp Vượt qua khó khăn, bà Nguyễn Thị Lý trở thành tỷ phú nhờ liên kết doanh nghiệp và nguồn vốn hỗ trợ ngân hàng, xây dựng quy trình nuôi cá tra xuất khẩu.

Diễn tập phòng cháy chữa cháy rừng tại Vườn quốc gia Bạch Mã

HUẾ Việc diễn tập nhằm nâng cao tính chủ động, sẵn sàng trong công tác phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR) tại Vườn quốc gia Bạch Mã trong thời gian tới.