| Hotline: 0983.970.780

Bến Tre: Mặn đến sớm, hoa kiểng lo thiếu nước tưới

Thứ Ba 10/12/2019 , 09:37 (GMT+7)

Ông Lê Hoàng Lam, Giám đốc Đài khí tượng thủy văn Bến Tre thông tin: “Năm nay tình hình mặn đến sớm nhất trong vòng 10 năm trở lại đây".

Thông tin từ Đài Khí tượng thủy văn Bến Tre cho biết, những ngày qua mặn đã xâm nhập sâu vào các cửa sông chính của tỉnh. Độ mặn 4 phần ngàn trên các sông chính: Cửa Đại, Cổ Chiên, Hàm Luông hiện đã xâm nhập đến cách các cửa sông chính khoảng 44 - 50km. Độ mặn 1 phần ngàn xâm nhập đến các cửa sông chính 54-58km.

Theo dự báo, diễn biến xâm nhập mặn cao nhất hàng ngày tiếp tục tăng dần và xâm nhập sâu hơn đến ngày 10/12, sau đó ít biến đổi. Độ mặn xâm nhập sâu nhất ở mức sâu hơn tháng 1/2015, năm 2018 và xấp xỉ thời điểm tháng 2/2016.

Mặn đến sớm, hoa kiểng Chợ Lách lo không có nước tưới.

Ông Bùi Thanh Liêm, Trưởng phòng NN-PTNT Chợ Lách cho biết, mặn đã xâm nhập đến các xã: Hưng Khánh Trung B, Hòa Nghĩa, Long Thới, Phú Sơn… Nhờ công tác dự báo sớm, người dân đã có sự chuẩn bị nên mặn chưa gây thiệt hại gì đối với hoa kiểng và cây giống trên địa bàn. Tuy vậy, tình hình mặn diễn biến phức tạp và kéo dài thì có nguy cơ thiếu nước tưới.

Ông Liêm cũng khuyến cáo người dân nên chủ động trữ nước ngọt, theo dõi mặn, tưới tiết kiệm và áp dụng các biện pháp kỹ thuật tăng sức chịu đựng cho cây trong mùa hạn mặn…

Toàn huyện Chợ Lách hiện có 13.000 hộ dân làm nghề cây giống và hoa kiểng. Năm nay, Chợ Lách dự kiến đưa ra thị trường 11 triệu sản phẩm hoa kiểng đa chủng loại phục vụ thị trường Tết Nguyên đán Canh Tý 2020.

Tại xã Phú Sơn, ông Nguyễn Thanh Sơn – Chủ tịch UBND xã Phú Sơn cho biết, toàn xã có trên 2.100 hộ dân, trong đó có trên 70% hộ trồng hoa kiểng và cây giống. Hiện độ mặn 1,7 phần nghìn đã xâm nhập vào địa bàn xã.  Địa phương đã có tuyên truyền vận động người dân trữ nước sớm phục vụ sản xuất hoa kiểng, cây giống.

Xem thêm
Bình Phước chú trọng phát triển chăn nuôi theo chuỗi giá trị

Sáng 19/4, đoàn công tác Bộ Nông nghiệp và Môi trường do Thứ trưởng Phùng Đức Tiến làm trưởng đoàn có buổi làm việc tại tỉnh Bình Phước.

Hợp tác nhiều bên phòng chống hiệu quả bệnh dại

5 năm qua, sự hợp tác giữa địa phương, tổ chức chuyên môn, doanh nghiệp, chủ nuôi, cộng đồng… đã tạo nên thành công trong phòng chống bệnh dại ở Đức Huệ, Long An.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Nửa tấn cá thả xuống sông Cầu Phủ tái tạo nguồn lợi thủy sản

Hà Tĩnh Các loài cá truyền thống như trắm, trôi, mè, chép, cá lóc, cá trê… vừa được thả xuống sông Cầu Phủ nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.