| Hotline: 0983.970.780

Làng hoa Chợ Lách tất bật vụ tết

Thứ Hai 31/12/2018 , 07:30 (GMT+7)

Hàng chục hộ dân ở xã Long Thới, huyện Chợ Lách (Bến Tre) đang tất bật cắt, tỉa cành nhánh, kỹ thuật tạo hình cho cây mai vàng thêm đa dạng hình thức, mẫu mã để chuẩn bị phục vụ tết Nguyên đán.

07-23-09_ti_mn_to_dng_cho_cy_mi_vng
Người dân xã Long Thới tất bật chăm sóc mai

Trên tuyến quốc lộ 57 hướng từ TP. Bến Tre về huyện Chợ Lách, dễ dàng bắt gặp hình ảnh người nông dân gấp rút chuẩn bị vụ hoa kiểng. Được biết, trung bình mỗi hộ có từ 500 – 1.000 gốc mai. Dự kiến sẽ xuất bán đúng vào dịp tết. Theo người dân địa phương, thời điểm cận Tết, mỗi cây hoa mai có mức giá dao động từ 500 ngàn - 10 triệu đồng. Thậm chí, có gốc lên đến hàng chục triệu (tùy kích cở, kiểu dáng).

Ông Trần Văn Hạnh, 44 tuổi, ngụ xã Long Thới cho biết: “Thời điểm này, chúng tôi tập trung vào tạo hình dáng cho cây mai. Đến một khoảng thời gian nhất định, khi cành, nhánh đã được uốn lượn theo ý muốn của mình, chúng tôi mới tháo bỏ sợ dây chì cột vào cây trước đó ra”.

Là người có trên 10 năm kinh nghiệm trong việc ghép mai vàng để bán tết, ông Nguyễn Văn Vân, 49 tuổi, ngụ xã Long Thới chia sẻ: “Mai vàng chỉ ghép chứ không thể chiết cành như một số loài cây khác được. Hằng ngày, tôi thường vào tận vườn của người dân tìm và hỏi mua cây nhỏ, sau đó mang về cắt ghét rồi chăm sóc”.

Theo ông Vân, để mai có giá, nông dân phải nghiên cứu đến điều kiện thời tiết, độ ẩm, để giúp mai ra hoa đúng vào dịp đầu năm mới, thì mới bán được giá cao. Gia đình ông Vân hiện có khoảng 600 gốc mai và sẽ xuất bán khoảng 400 gốc đúng dịp tết. Nếu gặp thuận lợi về thời tiết, thì với số mai này sẽ mang về cho ông trên 100 triệu đồng.

“Công việc này, chủ yếu là tôi tự làm chứ không thuê mướn nhân công. Tôi tự làm một mình, lấy công làm lời và việc tạo hình dáng cho cây cũng được theo ý mình hơn. Thông thường, tôi thuê xe đem hoa ra chợ bán vào khoảng ngày 10 – 15 tháng chạp. Thị trường tiêu thụ chủ yếu ở Bến Tre, Long An và TP. Hồ Chí Minh”, ông Vân cho biết thêm.

Người dân Chợ Lách với đôi bàn tay khéo léo, trong việc tạo hình cho cây mai với kiểu dáng bắt mắt, thu hút nhãn quan, thị hiếu của người tiêu dùng. Tin rằng, vụ hoa kiểng tết năm nay hứa hẹn bội thu.

Xem thêm
Nuôi con đặc sản, thị trường ngách cho chăn nuôi nông hộ: [Bài 2] Trang trại gà Lượng Huệ lớn nhất Tây Ninh

Trang trại gà Lượng Huệ 'khủng' của gia đình anh Nguyễn Năng Cường ở thị trấn Tân Châu (Tây Ninh) là niềm mơ ước của nhiều nông hộ…

Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Nửa tấn cá thả xuống sông Cầu Phủ tái tạo nguồn lợi thủy sản

Hà Tĩnh Các loài cá truyền thống như trắm, trôi, mè, chép, cá lóc, cá trê… vừa được thả xuống sông Cầu Phủ nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.