Báo Nông Nghiệp
Báo Nông Nghiệp
Báo Nông Nghiệp

Thứ Tư, 14/5/2025 14:39 (GMT +7)

| Hotline: 0983.970.780

Bàn giao hơn 15.000 cây giống phục hồi rừng

Thứ Hai 24/03/2025 , 11:20 (GMT+7)

TP. HUẾ Hơn 15.000 cây giống sẽ được trồng để làm giàu rừng bản địa và rừng ngập mặn, qua đó nâng cao nhận thức của người dân trong việc vệ môi trường, bảo vệ rừng.

Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Xã hội (CSRD, tổ chức phi chính phủ có trụ sở tại TP. Huế) vừa bàn giao 5.000 cây giống gồm sến trung, lim xanh và sao đen cho xã Hương Phong (huyện A Lưới); 10.120 cây giống ngập mặn gồm bần chua và dừa nước cho 2 xã Phú Hải và Phú Gia (huyện Phú Vang, TP. Huế), nhằm phục vụ cho hoạt động trồng làm giàu rừng bản địa và trồng rừng ngập mặn phân tán ở các ao nuôi trồng thủy sản, các khu vực xung yếu tại đầm phá Tam Giang.

Với tinh thần chung sức ra quân phong trào “Ngày Chủ nhật xanh”, đồng lòng góp sức “Chương trình trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021- 2025” theo Chỉ thị số 45/CP-TTg của Thủ tướng Chính phủ, việc trồng cây giống thu hút sự tham gia đông đảo và tích cực của các ban, ngành, đoàn thể, hội Phụ nữ, các trường học, cộng đồng các thôn/tổ/ nhóm khu vực hưởng lợi tại 3 xã kể trên.

Cộng đồng tham gia trồng dừa nước tại âu thuyền xã Phú Hải, huyện Phú Vang. Ảnh: Văn Dinh.

Cộng đồng tham gia trồng dừa nước tại âu thuyền xã Phú Hải, huyện Phú Vang. Ảnh: Văn Dinh.

Hoạt động nằm trong khuôn khổ dự án “Trồng cây ngập mặn phân tán xung quanh các đầm nuôi thủy sản tại khu vực đầm phá Tam Giang và trồng cây rừng bản địa nhằm phục hồi rừng tự nhiên tại huyện A Lưới” được UBND TP. Huế phê duyệt theo quyết định số 168/QĐ-UBND ngày 20/01/2025.

Tổng vốn dự án là 735.550.000 đồng (tương đương 29.875 USD) do Công ty Cotswold Company (UK) Ltd (Vương quốc Anh) tài trợ, thời gian thực hiện đến tháng 9/2025 bao gồm các hoạt động khảo sát, trồng rừng phân tán và giám sát sau trồng. Ngoài việc bàn giao cây giống, CSRD cũng đã hỗ trợ 31.300.000 đồng làm kinh phí cho địa phương và cộng đồng trong việc tiến hành các hoạt động trồng rừng.

Mục tiêu chính của hoạt động và dự án nhằm thúc đẩy vai trò của cộng đồng trong phát triển mô hình sinh kế thuỷ sản bền vững dựa vào việc bảo vệ nguồn tài nguyên nước và khôi phục lại hệ sinh thái tự nhiên, tạo cảnh quan cho khu vực nuôi trồng thuỷ sản; Tăng cường độ che phủ rừng tự nhiên ở vùng núi A Lưới, góp phần giảm hiệu ứng nhà kính và tình trạng sạt lở đất vào mùa mưa lũ.

Ông Nguyễn Mạnh Hải, Chủ tịch UBND xã Phú Hải cho rằng, đây là một hoạt động hết sức thiết thực và cần thiết với địa phương. 5.000 cây được dự án bàn giao sẽ được trồng ở khu vực âu thuyền của xã, dọc các bờ đê và các khu vực nuôi trồng thủy sản của các hộ dân. Thông qua hoạt động này, việc nâng cao nhận thức của người dân về trồng rừng ngập mặn, bảo vệ hệ sinh thái cũng được nâng cao, tăng tính trách nhiệm đối với mỗi cá nhân trong bảo vệ môi trường, bảo vệ rừng…

Đối với các cộng đồng dân tộc thiểu số ở A Lưới, từ việc mưu sinh hàng ngày đến đời sống văn hoá tinh thần của họ đều gắn bó chặt chẽ với rừng. Do đó cộng đồng cư dân A Lưới hiện tại rất tha thiết với việc trồng cây rừng bản địa để phục hồi lại các cánh rừng tự nhiên.

Theo PGS.TS Trịnh Thị Định - Giám đốc CSRD, cây ngập mặn cũng như cây rừng bản địa góp rất lớn vào giảm thiểu tình trạng xói lở bờ hồ/đầm nuôi thuỷ sản vùng đầm phá và với tình trạng sạt lở đất ở vùng miền núi vào mùa mưa lũ, tạo cảnh quan để phát triển du lịch sinh thái ở các địa phương trên. Việc trồng rừng là hết sức quan trọng và cần thiết qua đó nâng cao nhận thức của người dân trong bảo vệ tài nguyên, tìm kiếm những giải pháp sinh kế dựa vào tự nhiên, giảm rủi ro thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Xem thêm
Môi trường sạch, giá thành giảm nhờ nuôi heo ứng dụng công nghệ sinh học

KON TUM Đồng bào dân tộc thiểu số ở Kon Tum lần đầu đưa vào sử dụng đệm lót và chế phẩm sinh học trong chăn nuôi heo, hiện đang mang lại hiệu quả kinh tế.

Người đàn ông tử vong sau hai lần bị chó cắn

BÀ RỊA - VŨNG TÀU Một người đàn ông 48 tuổi ở thành phố Phú Mỹ tử vong với các dấu hiệu nghi mắc bệnh dại, sau hai lần bị chó cắn nhưng không tiêm phòng.

Quảng Trị: Lúa đông xuân năng suất giảm, giá thấp

Nông dân Quảng Trị đang tập trung thu hoạch lúa đông xuân. Vụ này năng suất giảm, giá bán thấp, lợi nhuận không đáng là bao.

Xây dựng thương hiệu quốc gia cho hoa Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Hoàng Trung khẳng định, hoa - cây cảnh là ngành hàng phát triển và được quan tâm nhiều trên thế giới.

Sụt lún ngày càng lan rộng, cần sớm xác định nguyên nhân

Bắc Kạn Từ hố sụt lún đầu tiên vào tháng 3, đến nay đã xuất hiện 7 hố sụt lún ở thôn Hiệp Lực, xã Kim Lư, huyện Na Rì (Bắc Kạn) khiến người dân lo lắng.

Nghị quyết 57 như 'hồi trống lệnh' hiệu triệu nhà khoa học

Đông đảo nhà khoa học, doanh nghiệp, tổ chức khoa học công nghệ đặt nhiều kỳ vọng từ hội nghị triển khai thực hiện Nghị quyết 57 của ngành nông nghiệp và môi trường.

Đặt mục tiêu nuôi trồng, khai thác 9.200 tấn thủy sản vùng hồ Thác Bà

YÊN BÁI Huyện Yên Bình (Yên Bái) đặt mục tiêu nuôi trồng và khai thác hơn 9.200 tấn thủy sản trên vùng hồ Thác Bà trong năm 2025