| Hotline: 0983.970.780

Bám sát đồng ruộng, bảo vệ sản xuất vụ đông xuân trong dịp Tết

Thứ Ba 14/01/2025 , 19:52 (GMT+7)

BÌNH ĐỊNH Để phòng, chống sinh vật gây hại trên cây trồng vụ đông xuân 2024 - 2025, Trung tâm Bảo vệ thực vật miền Trung đã hướng dẫn các địa phương biện pháp thực hiện.

Ông Lương Anh Tuấn, Giám đốc Trung tâm Bảo vệ thực vật miền Trung kiểm tra sinh vật gây hại trên vườn sầu riêng. Ảnh: TL.

Ông Lương Anh Tuấn, Giám đốc Trung tâm Bảo vệ thực vật miền Trung kiểm tra sinh vật gây hại trên vườn sầu riêng. Ảnh: TL.

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia, dịp Tết Ất Tỵ 2025 thời tiết khu vực Duyên hải Nam Trung bộ trời mây thay đổi, ngày nắng ấm, đêm và sáng sớm có sương mù, mưa rải rác; khu vực Tây Nguyên ngày nắng, đêm và sáng sớm trời se lạnh, có mưa dông vài nơi.

Theo Trung tâm Bảo vệ thực vật miền Trung (thuộc Cục Bảo vệ thực vật), các tỉnh Duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên đã xuống giống hơn gần 244 nghìn ha lúa vụ đông xuân 2024 - 2025. Trong đó, lúa giai đoạn mạ - đẻ nhánh hơn 185 nghìn ha; giai đoạn đẻ nhánh - đòng trổ hơn 58 nghìn ha. Ngoài ra, các cây trồng chính trong vùng như lúa, sầu riêng, điều, cà phê… đang trong giai đoạn xung yếu. Đây cũng là điều kiện cho các đối tượng sinh vật gây hại bắt đầu phát sinh và gia tăng gây hại.

Để bảo vệ an toàn sản xuất vụ đông xuân 2024 - 2025 ở thời điểm trước, trong và sau Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025, Trung tâm Bảo vệ thực vật miền Trung đề nghị Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật các tỉnh trong vùng, Chi cục Phát triển Nông nghiệp Đắk Nông và Chi cục Nông nghiệp Đà Nẵng triển khai thực hiện các nội dung công tác:

Thứ nhất, nắm bắt tình hình sản xuất thực tế ở địa phương (thời vụ, cơ cấu giống) và theo dõi các tác động bất lợi của thời tiết (mưa trái mùa ở Tây Nguyên) ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây trồng và sự phát sinh của các đối tượng sinh vật gây hại để chủ động trong chỉ đạo bảo vệ sản xuất.

Thứ hai, phân công cán bộ kỹ thuật bám sát địa bàn, thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, đặc biệt bố trí cán bộ trực trong dịp Tết Nguyên Đán để nắm chắc tình hình, diễn biến của sinh vật gây hại; theo dõi diễn biến thời tiết dự tính dự báo và chỉ đạo phòng trừ kịp thời; tham mưu và phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng tại địa phương nhằm tuyên truyền và hướng dẫn nông dân thăm đồng thường xuyên, phát hiện và xử lý kịp thời các đối tượng sinh vật gây hại có nguy cơ bùng phát cao nhất là vùng ổ dịch.

Thứ ba, chú ý một số đối tượng sinh vật gây hại trên các cây trồng chính.

Nông dân ra quân diệt chuột trước khi xuống giống. Ảnh: TL.

Nông dân ra quân diệt chuột trước khi xuống giống. Ảnh: TL.

Trong đó, đối với cây lúa tại khu vực Duyên hải Nam Trung bộ cần chú ý bệnh đạo ôn cổ lá + cổ bông, rầy nâu + rầy lưng trắng phát sinh gây hại trên lúa vụ đông xuân trà sớm giai đoạn làm đòng - trổ; bệnh đạo ôn lá phát sinh và gia tăng gây hại trà chính vụ giai đoạn đẻ nhánh - đứng cái trong điều kiện thời tiết ngày nắng ấm, chiều tối và sáng sớm có sương mù, đặc biệt cần chú ý phòng trừ trên các trà lúa sạ dày, giống nhiễm, ruộng bón thừa đạm và các chân ruộng đã bị nhiễm bệnh đạo ôn.

Tại khu vực Tây Nguyên cần chú ý sâu đục thân, sâu cuốn lá nhỏ, rầy nâu + rầy lưng trắng gia tăng gây hại trên lúa vụ đông xuân trà sớm giai đoạn đứng cái - đòng trổ; bệnh đạo ôn phát sinh gây hại lúa giai đoạn đẻ nhánh.

Đồng thời tăng cường công tác phòng chống chuột và thu gom ốc bươu vàng để đảm bảo an toàn sản xuất lúa vụ đông xuân.

Bọ xít muỗi gây hại trên cây điều. Ảnh: TL.

Bọ xít muỗi gây hại trên cây điều. Ảnh: TL.

Đối với cây sầu riêng đang trong giai đoạn phân hóa mầm hoa - ra hoa cần chú ý bệnh nứt thân xì mủ gia tăng gây hại trong điều kiện có mưa trái mùa ở Tây Nguyên và trên những vườn bón phân không cân đối, sử dụng phân chuồng chưa hoai mục. Bên cạnh đó, cần tuyên truyền, tập huấn và hướng dẫn nông dân áp dụng quy trình kỹ thuật quản lý bệnh do nấm Phytopthora gây hại cây sầu riêng khi bệnh phát sinh, vệ sinh đồng ruộng, làm rãnh thoát nước để giảm áp lực bệnh do nấm Phytophthora sp. gây ra.

Thời tiết âm u, ẩm độ cao, có sương cũng tạo điều kiện cho các đối tượng bọ xít muỗi và bệnh thán thư phát sinh và gia tăng gây hại mạnh trên cây điều giai đoạn ra đọt non - ra hoa. Vì vậy, cần tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn nông dân chủ động phòng trừ theo quy trình kỹ thuật quản lý bọ xít muỗi và bệnh thán thư hại điều do Cục Bảo vệ thực vật ban hành.

Trung tâm Bảo vệ thực vật miền Trung khuyến cáo cần theo dõi bọ xít muỗi hại cà phê chè (Lâm Đồng), rệp sáp, rệp vảy gây hại thời điểm phân hóa mầm hoa - ra hoa. Ảnh: TL.

Trung tâm Bảo vệ thực vật miền Trung khuyến cáo cần theo dõi bọ xít muỗi hại cà phê chè (Lâm Đồng), rệp sáp, rệp vảy gây hại thời điểm phân hóa mầm hoa - ra hoa. Ảnh: TL.

Ngoài ra, cây cà phê cũng là một trong những cây trồng chủ lực ở khu vực Tây Nguyên. Đây là thời điểm cây cà phê đang ở giai đoạn phân hóa mầm hoa - ra hoa nên cần theo dõi bọ xít muỗi hại cà phê chè (Lâm Đồng), rệp sáp, rệp vảy gây hại.

Trung tâm Bảo vệ thực vật miền Trung cũng đề nghị Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật các tỉnh trong khu vực cần chú ý một số đối tượng sinh vật gây hại trên các cây trồng đặc thù ở từng địa phương và phối hợp chặt chẽ với Trung tâm để chỉ đạo bảo vệ tốt sản xuất vụ đông xuân 2024 - 2025.

Giám đốc Trung tâm Bảo vệ thực vật miền Trung

Xem thêm
Nuôi con đặc sản, thị trường ngách cho chăn nuôi nông hộ: [Bài 2] Trang trại gà Lượng Huệ lớn nhất Tây Ninh

Trang trại gà Lượng Huệ 'khủng' của gia đình anh Nguyễn Năng Cường ở thị trấn Tân Châu (Tây Ninh) là niềm mơ ước của nhiều nông hộ…

Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Thả hơn 40.000 con cá giống tái tạo nguồn lợi thủy sản

BẮC NINH Hoạt động thả hơn 40.000 con cá giống của tỉnh Bắc Ninh góp phần phục hồi hệ sinh thái nước ngọt và nâng cao ý thức bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.