| Hotline: 0983.970.780

Bạc Liêu: Triển khai canh tác giống lúa ST24, ST25

Thứ Bảy 11/01/2020 , 17:06 (GMT+7)

Theo kế hoạch, tỉnh Bạc Liêu sẽ triển khai canh tác giống lúa ST24, ST25 thí điểm vụ Hè Thu và vụ lúa trên đất nuôi tôm 2020.

Sở NN-PTNT tỉnh Bạc Liêu cho biết, giống lúa ST25 dễ canh tác, chống chịu phèn, mặn khá tốt, phù hợp để canh tác trên đất tôm - lúa tại địa phương. 

Giống lúa ST24, ST25 phù hợp để canh tác trên đất tôm - lúa tại Bạc Liêu (ảnh HĐ)

Giống lúa ST25 là giống lúa có chất lượng gạo ngon, được đăng ký bảo hộ độc quyền. Tuy nhiên, hiện nay nhóm nghiên cứu chưa có thông tin cụ thể về đặc tính giống và lượng giống cung cấp nhu cầu người sản xuất còn hạn chế. Thời gian sinh trưởng 95 - 105 ngày (Theo tác giả Hồ Quang Cua); lượng giống gieo sạ 80 - 100 kg/ha; năng suất 6,5 - 7 tấn/ha.

Trước đó, tỉnh Bạc Liêu đã triển khai sản xuất giống lúa ST24 trên vụ Mùa 2019 - 2020 (lúa trên đất tôm) tại xã Vĩnh Phú Tây, huyện Phước Long (45 ha) và xã Lộc Ninh huyện Hồng Dân (120 ha).

Ông Lưu Hoàng Ly, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Bạc Liêu cho biết: Qua đánh giá bước đầu cho thấy, giống lúa chống chịu tốt với điều kiện phèn mặn, sâu bệnh; năng suất đạt 6,2 - 7,7 tấn/ha, lợi nhuận từ 30,8 - 38,5 triệu đồng/ha/vụ, so với các giống lúa khác thì lợi nhuận rất cao.

“Đây là một trong hai giống lúa có giá trị kinh tế và nhu cầu tiêu thụ rất lớn, do đó cần có kế hoạch đưa vào cơ cấu giống lúa sản xuất trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới”, ông Ly cho biết.

Theo kế hoạch, tỉnh Bạc Liêu sẽ triển khai canh tác giống lúa ST24, ST25 thí điểm vụ Hè Thu 2020. Thực hiện thử nghiệm 60ha, trong đó, giống lúa ST25: 50 ha, ST24: 5ha; OM5451: 5ha (để đánh giá so sánh). 

Tỉnh Bạc Liêu luôn chú trọng sản xuất nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu.

Được biết, tỉnh sẽ triển khai trên địa bàn xã Ninh Hòa (huyện Hồng Dân) 24ha; xã Phước Long (huyện Phước Long) 24ha và xã Phong Tân (TX. Giá Rai) 12ha. Thời gian xuống giống khoảng tháng 5/2020. Tổng kinh phí dự kiến 192 triệu đồng.

Ngoài ra, tỉnh còn thực hiện trên vụ lúa trên đất nuôi tôm 2020, với 3.500ha (trong đó, giống lúa ST25: 1.050 ha, ST24: 2.450ha).

Chủ yếu được tập trung triển khai trên địa bàn huyện Hồng Dân (xã Ninh Hòa, Ninh Quới) 1.500ha; huyện Phước Long (xã Phước Long, Vĩnh Phú Tây) 1.500ha; TX. Giá Rai (xã Phong Tân, Phong Thạnh) 500ha. Thời gian tháng 8 cải tạo đất, xuống giống tháng 9/2020. Với tổng kinh phí dự kiến 2.012 triệu đồng.

Trước đó, ST25 được bình chọn vinh danh là gạo ngon nhất thế giới.

Xem thêm
Chăn nuôi lợn tuần hoàn, công nghệ cao để an toàn, bền vững

HẢI PHÒNG Mô hình chăn nuôi tuần hoàn, ứng dụng công nghệ cao là một điển hình thành công mà còn mở ra hướng đi bền vững, tất yếu cho người chăn nuôi tại Hải Phòng.

Lợn chết như ngả rạ, nhiều hộ chăn nuôi điêu đứng

LÀO CAI Tại xã Quy Mông hàng chục hộ dân đang rơi vào cảnh điêu đứng khi dịch tả lợn Châu Phi bùng phát. Lợn bệnh, lợn chết la liệt, nhiều trang trại đã trống chuồng.

Nhà máy đường An Khê mở rộng thêm 2.000 hecta mía nguyên liệu mỗi vụ

GIA LAI Theo kế hoạch, mỗi vụ sản xuất Nhà máy đường An Khê sẽ mở rộng diện tích vùng nguyên liệu mía thêm 2.000 hecta.

Cần hoàn thiện thông tin về nông hộ để ngành cà phê đáp ứng quy định EUDR

Hơn 600.000 nông hộ cà phê Việt Nam đối mặt thách thức lớn khi EU siết yêu cầu truy xuất và chống mất rừng từ cuối năm 2025.

Tiết kiệm hơn 30% chi phí phân bón nhờ phương pháp dúi phân

SƠN LA Phương pháp bón dúi phân kết hợp kỹ thuật cấy hàng rộng - hàng hẹp giúp giảm thất thoát, giảm số lần bón phân, chi phí phân bón giảm khoảng 30%, hạn chế sâu bệnh.

Biến phụ phẩm thủy sản thành 'vàng xanh': [Bài 3] Biến vỏ sò, ốc biển thành trang sức giá trị cao

TP.HCM Không chỉ xương cá, vỏ tôm… vỏ sò, ốc cũng được các nghệ nhân tận dụng hiệu quả, tái chế thành quà lưu niệm, trang sức có giá trị cao.

Cần Thơ trồng 5 ha rừng ngập mặn trên đất bãi bồi ven biển

Trồng và bảo vệ rừng hiện không còn là nhiệm vụ của ngành nông nghiệp và môi trường mà trở thành trách nhiệm chung của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.

Bình luận mới nhất