| Hotline: 0983.970.780

10.000 nông dân ĐBSCL được đào tạo canh tác lúa gạo bền vững

Thứ Năm 14/09/2023 , 17:26 (GMT+7)

Dự án GIC đã đào tạo, tập huấn trên 10.000 nông hộ và hơn 90 hợp tác xã thực hành sản xuất lúa gạo bền vững.

Giai đoạn 2020 - 2024, Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn (Bộ NN-PTNT) phối hợp với Tổ chức Hợp tác phát triển Đức (GIZ) triển khai Dự án “Các trung tâm đổi mới sáng tạo xanh” (gọi tắt là Dự án GIC).

Mô hình trình diễn sản xuất lúa carbon thấp thuộc Dự án GIC triển khai tại huyện Thới Lai, TP Cần Thơ. Ảnh: Kim Anh.

Mô hình trình diễn sản xuất lúa carbon thấp thuộc Dự án GIC triển khai tại huyện Thới Lai, TP Cần Thơ. Ảnh: Kim Anh.

Dự án được triển khai tại 6 tỉnh, thành vùng ĐBSCL là: An Giang, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng và TP Cần Thơ với mục tiêu thúc đẩy chuyển đổi lúa gạo theo hướng chất lượng cao, canh tác lúa gạo bền vững SRP. Bên cạnh đó, thông qua hoạt động đổi mới sáng tạo từ các địa phương, Dự án GIC sẽ thúc đẩy kết nối thị trường, nâng cao chuỗi giá trị, cải thiện thu nhập, tạo thêm việc làm mới cho nông dân và các HTX.

Đến nay, Dự án GIC đã đào tạo trên 10.000 nông dân và hơn 90 HTX thực hành sản xuất theo tiêu chuẩn SRP – Bộ tiêu chuẩn về sản xuất lúa gạo bền vững, gồm các tiêu chí liên quan đến lợi nhuận, năng suất lao động, chất lượng nước, đa dạng sinh học, phát thải nhà kính…

Ngoài ra, thông qua kết quả kiểm soát dư lượng trong 44 mô hình sản xuất theo tiêu chuẩn SRP mà dự án đã thực hiện, các mẫu gạo giảm được chỉ số dư lượng xuống rất thấp so với trước khi thực hiện mô hình. Việc đo đếm khí phát thải cũng được dự án thực hiện. Tính toán của các chuyên gia từ Viện Lúa ĐBSCL dựa trên công cụ tính toán của Viện Nghiên cứu lúa Quốc tế (IRRI) cho thấy, mô hình sản xuất theo tiêu chuẩn SRP ước lượng giảm khoảng 40 – 56% khí phát thải tương đương, giảm hơn 15% lượng nước sử dụng, tăng lợi nhuận lên 26%.

Bộ tài liệu tập huấn giảng viên đào tạo sản xuất lúa gạo bền vững SRP. Ảnh: Kim Anh.

Bộ tài liệu tập huấn giảng viên đào tạo sản xuất lúa gạo bền vững SRP. Ảnh: Kim Anh.

Dự án đã đào tạo được 50 giảng viên đủ điều kiện huấn luyện cho nông dân sản xuất đạt tiêu chuẩn SRP. Đồng thời, Ban quản lý Dự án GIC phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia và IRRI đã hoàn thành và cho ra mắt bộ tài liệu tập huấn giảng viên đào tạo sản xuất lúa gạo bền vững SRP.

Từ nay đến khi kết thúc Dự án, Ban quản lý Dự án GIC sẽ tập trung mở rộng bộ tài liệu huấn luyện về tiêu chuẩn SRP cho cán bộ kỹ thuật ở các tỉnh ĐBSCL. Phát triển ứng dụng đánh giá thực hành tiêu chuẩn SRP và phối hợp với Ban quản lý dự án Trung ương (Bộ NN-PTNT) xây dựng phương pháp luận, triển khai hệ thống đo đạc, báo cáo, thẩm định (MRV) cho các hoạt động giảm khí phát thải trong sản xuất lúa gạo.

Xem thêm
Thủ phủ gà thả vườn phát triển mạnh thêm vật nuôi mới

VĨNH LONG Xã Trung Hiệp, huyện Vũng Liêm đặt mục tiêu nâng tổng đàn thỏ lên 18-20 ngàn con và trở thành một trong những đối tượng chăn nuôi chủ lực của địa phương.

Người đàn ông tử vong sau hai lần bị chó cắn

BÀ RỊA - VŨNG TÀU Một người đàn ông 48 tuổi ở thành phố Phú Mỹ tử vong với các dấu hiệu nghi mắc bệnh dại, sau hai lần bị chó cắn nhưng không tiêm phòng.

Xây dựng thương hiệu quốc gia cho hoa Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Hoàng Trung khẳng định, hoa - cây cảnh là ngành hàng phát triển và được quan tâm nhiều trên thế giới.

Sụt lún ngày càng lan rộng, cần sớm xác định nguyên nhân

Bắc Kạn Từ hố sụt lún đầu tiên vào tháng 3, đến nay đã xuất hiện 7 hố sụt lún ở thôn Hiệp Lực, xã Kim Lư, huyện Na Rì (Bắc Kạn) khiến người dân lo lắng.

Nghị quyết 57 như 'hồi trống lệnh' hiệu triệu nhà khoa học

Đông đảo nhà khoa học, doanh nghiệp, tổ chức khoa học công nghệ đặt nhiều kỳ vọng từ hội nghị triển khai thực hiện Nghị quyết 57 của ngành nông nghiệp và môi trường.

9 kiến nghị phát triển khoa học công nghệ ngành chăn nuôi, thủy sản

9 kiến nghị tâm huyết được đưa ra nhằm tháo gỡ nút thắt, thúc đẩy KHCN trong chăn nuôi và thủy sản, hiện thực hóa Nghị quyết số 57-NQ/TW vào thực tiễn sản xuất.

Quảng Ngãi: Hơn 159.000 ha rừng nguy cơ cháy cao

Năm 2025, dự báo trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi có hơn 159.000 ha nằm trong vùng trọng điểm nguy cơ cao xảy ra cháy rừng.