| Hotline: 0983.970.780

Xử lý người đứng đầu nếu để xảy ra cháy rừng

Thứ Hai 18/03/2024 , 17:37 (GMT+7)

KONTUM Ngày 18/3, UBND tỉnh Kon Tum vừa có văn bản chỉ đạo các Sở, ngành về việc tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Kon Tum đang trong thời kỳ mùa khô. Theo dự báo của Trung tâm dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, trong năm 2024, hiện tượng El Nino sẽ khiến nhiệt độ trung bình các tháng có xu thế cao hơn bình thường khoảng 0,5-1,5 độ so với trung bình nhiều năm. Điều này sẽ gia tăng cường độ nắng nóng, khô hạn nên nguy cơ xảy ra cháy rừng rất cao. Nhằm chủ động triển khai các biện pháp phòng cháy rừng, giảm thiểu thiệt hại có thể xảy ra, UBND tỉnh Kon Tum đề nghị các sở, ban ngành cùng các huyện, thành phố, các đơn vị chủ rừng tổ chức triển khai thực hiện tốt các giải pháp phòng chống.

Tăng cường công tác phòng, chống cháy rừng trên địa bàn tỉnh Kon Tum. Ảnh: Tuấn Anh.

Tăng cường công tác phòng, chống cháy rừng trên địa bàn tỉnh Kon Tum. Ảnh: Tuấn Anh.

Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu các huyện, thành phố và các Sở, ban ngành có liên quan thực hiện nghiêm trách nhiệm quản lý về công tác phòng cháy, chữa cháy rừng, và coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên trong suốt thời kì cao điểm về cháy rừng. Các địa phương chủ động lực lượng, phương tiện, vật tư đủ khả năng ứng phó với tình huống cháy rừng xảy ra; bố trí kinh phí của địa phương và các nguồn vốn hợp pháp khác để đảm bảo thực hiện tốt công tác phòng cháy, chữa cháy rừng theo phương châm 4 tại chỗ.

Đối với các đơn vị chủ rừng, chủ dự án được giao rừng, cho thuê rừng, các doanh nghiệp trồng cao su trên đất lâm nghiệp chủ động rà soát các phương án phóng cháy chữa cháy rừng đã xây dựng; chủ động xử lý thực bì, làm giảm vật liệu cháy ở các khu vực có nguy cơ cháy cao; xác định cụ thể các vùng trọng điểm có nguy cơ xảy ra cháy rừng cao để bố trí nguồn nhân lực, vật lực sẵn sàng ngăn chặn và xử lý kịp thời các vụ cháy rừng. Đồng thời, tổ chức trực ban, phân công lực lượng trực 24/24 giờ trong suốt mùa khô để kịp thời phát hiện điểm cháy khi mới phát sinh, huy động lực lượng khống chế và dập tắt không để xảy ra cháy lớn.

Mặt khác, tăng cường tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức, trách nhiệm trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng; kiểm tra, đôn đốc và hướng dẫn kiểm soát việc sử dụng lửa trong rừng và gần rừng của người dân, nhất là hoạt động đốt nương làm rẫy.

Tiếp tục triển khai thực hiện tốt công tác phối hợp giữa các lực lượng trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng theo các kế hoạch đã ký kết; hỗ trợ chữa cháy rừng, lực lượng, phương tiện khi có yêu cầu của cấp có thẩm quyền. Sau cháy rừng khẩn trương phối hợp điều tra làm rõ nguyên nhân, đối tượng gây cháy để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. Đặc biệt, xử lý trách nhiệm quản lý của người đứng đầu khi để xảy ra cháy rừng.

Xem thêm
Nuôi thỏ lai, thu lợi nhanh

AN GIANG Nuôi thỏ đang trở thành hướng đi triển vọng cho nông dân ở An Giang, nhờ chi phí thấp, dễ chăm sóc, đầu ra ổn định, đã giúp nhiều hộ tăng thu nhập rõ rệt.

Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

Canh tác lúa giảm phát thải, lợi nhuận tăng hơn 6 triệu đồng/ha

TRÀ VINH Năng suất lúa trong mô hình đạt 6,4 - 6,6 tấn/ha, tăng khoảng 5 - 6% so với ngoài mô hình. Lợi nhuận tăng từ 20 - 25% so với ngoài mô hình.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Thả hơn 40.000 con cá giống tái tạo nguồn lợi thủy sản

BẮC NINH Hoạt động thả hơn 40.000 con cá giống của tỉnh Bắc Ninh góp phần phục hồi hệ sinh thái nước ngọt và nâng cao ý thức bảo vệ nguồn lợi thủy sản.