| Hotline: 0983.970.780

Xây nhà, mua xe nhờ con đặc sản

Thứ Sáu 06/09/2024 , 10:00 (GMT+7)

THANH HÓA Nhiều thanh niên tại huyện miền núi Như Thanh thu nhập từ 400-500 triệu đồng/năm nhờ nuôi vật nuôi đặc sản là dúi, nhím.

Trại nhím của gia đình anh Nhàn mỗi năm đem lại thu nhập khoảng 400 triệu đồng. Ảnh: Quốc Toản.

Trại nhím của gia đình anh Nhàn mỗi năm đem lại thu nhập khoảng 400 triệu đồng. Ảnh: Quốc Toản.

Anh Nguyễn Văn Nhàn (sinh năm 1984, thôn Phú Thượng 1, xã Phú Nhuận) là người đầu tiên tại huyện Như Thanh (Thanh Hóa) nuôi nhím. Trại nhím của anh Nhàn rộng hơn 200m2 chia làm 4 khu với 100 chuồng nuôi.

Sau thời gian nuôi, anh Nhàn nhận thấy nhím là động vật mang lại hiệu quả kinh tế cao so với các con nuôi khác. Năm 2021, từ vài cặp nhím bố mẹ, đến nay anh Nhàn sở hữu hơn 300 con, trong đó chủ yếu là nhím giống.

Theo anh Nhàn, nhím là động vật dễ nuôi, ít bệnh tật. Bởi vậy, từ khi nuôi nhím đến nay, anh Nhàn chưa một lần thất bại. Thức ăn của nhím là rau, củ, quả khá sẵn và rẻ. Bên cạnh đó, hệ thống chuồng nuôi xây dựng đơn giản, ít tốn diện tích. Nếu được chăm sóc tốt, cho ăn đầy đủ, vệ sinh chuồng sạch sẽ, nhím sẽ rất mau lớn và sinh sản nhiều.

Tuy nhiên, anh Nhàn lưu ý, khi đàn nhím sinh sản, cần chăm sóc con non lẫn con mẹ kỹ lưỡng, trong đó lưu ý bổ sung chất dinh dưỡng như chất đạm, đường, để vật nuôi luôn khỏe mạnh, không bị nhiễm bệnh.

Nhím mỗi năm sinh sản 2 lứa, với giá bán khoảng 1,3 triệu đồng/con. Với 100 cặp nhím bố mẹ, mỗi năm trại nhím của anh Nhàn sinh sản khoảng 300 con, mang lại thu nhập khoảng 400 triệu đồng. Trại nhím của anh Nhàn hiện cung cấp con giống và nhím thương phẩm cho bà con các tỉnh Nghệ An, Ninh Bình, Thanh Hóa.

Từ thành công bước đầu, anh Nhàn tiếp tục thực hiện kế hoạch mở rộng quy mô và tăng số lượng đàn nhím để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ, đồng thời sẵn sàng trao đổi kinh nghiệm, hướng dẫn giúp đỡ các hộ nuôi nhím về con giống, kỹ thuật nuôi. Hiện nay mô hình nuôi nhím của anh Nhàn thu hút nhiều bà con trong và ngoài tỉnh đến tham quan, học tập kinh nghiệm.

Cũng giống như anh Nhàn, anh Quách Văn Cường (sinh năm 1989, dân tộc Mường ở xã Mậu Lâm, huyện Như Thanh, Thanh Hóa) cũng lựa chọn khởi nghiệp bằng việc nuôi con đặc sản. Trước khi nuôi dúi, anh Cường là phiên dịch viên tiếng Trung.

Trước khi bắt tay vào việc, anh Cường dành khá nhiều thời gian để học cách nuôi dúi từ các trang trại ở Thanh Hóa và Thái Lan. Sau khi nắm vững các kiến thức và kỹ thuật nuôi dúi, anh Cường tận dụng khu đất trang trại của gia đình để xây chuồng trại, trồng mía, ngô để nuôi dúi mốc và dúi má đào.

Nhờ nuôi dúi, anh Cường đã xây được nhà, mua ô tô. Ảnh: Quốc Toản.

Nhờ nuôi dúi, anh Cường đã xây được nhà, mua ô tô. Ảnh: Quốc Toản.

Anh Cường cho biết, hiện nay trang trại của anh hiện bán chủ yếu dúi giống. Trung bình mỗi năm, anh Cường xuất chuồng hơn 100 cặp dúi con. Với giá bán 4,5 triệu đồng/cặp, sau trừ hết chi phí, mỗi năm chủ trang trại thu về khoảng 400-500 triệu đồng.

Ngoài ra, anh Cường còn liên kết, cung cấp con giống, đồng thời nhận chuyển giao kỹ thuật nuôi dúi, tìm kiếm thị trường tiêu thụ cho bà con nông dân. Nhờ nuôi con đặc sản, anh Cường đã xây được nhà và mua ô tô trị giá cả tỷ đồng.

Thanh Hóa hiện có khoảng 2,25 triệu con nuôi đặc sản với các đối tượng phổ biến như lợn rừng, vịt Cổ Lũng, thỏ, rùa câm, nhím, dúi... gồm hơn 1.000 hộ được cấp phép nuôi. Những năm qua, việc phát triển con nuôi đặc sản tại Thanh Hóa đang phát triển mạnh, tạo thu nhập cao cho bà con nông dân; góp phần xóa đói giảm nghèo cho người dân khu vực miền núi.

Xem thêm
Hơn 2 tấn cá biển chết do virus gây hoại tử thần kinh

QUẢNG NINH Giai đoạn chuyển mùa khiến dịch bệnh trên thủy sản nguy cơ bùng phát mạnh, Quảng Ninh vừa ghi nhận 2,2 tấn cá biển chết do virus gây hoại tử thần kinh.

Nông dân Bắc Trung Bộ sở hữu bộ giống cây trồng chất lượng

Bộ giống chất lượng kết hợp với nền tảng khoa học công nghệ đã tạo nên khác biệt lớn trên những cánh đồng màu mỡ của vùng Bắc Trung Bộ.

Bí thư, chủ tịch xã cũng phải 'quảng cáo, bán hàng'

Để nông sản có chỗ đứng, giám đốc hợp tác xã phải chịu khó tìm kiếm thị trường, thậm chí bí thư, chủ tịch xã cũng phải 'quảng cáo, bán hàng' giúp nông dân.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Tổ đoàn kết nhân đôi sức mạnh ngư dân, làm 'tai mắt' trên biển

ĐÀ NẴNG Đà Nẵng có gần 100 tổ đoàn kết với 700 tàu cá cùng hỗ trợ nhau vươn khơi bám biển, khai thác thủy sản bền vững và chấp hành quy định chống khai thác IUU.

Giá trị xuất khẩu sản phẩm gỗ của Bắc Kạn có thể giảm 10 triệu USD

Bắc Kạn Một số đơn hàng của doanh nghiệp chế biến gỗ tại tỉnh Bắc Kạn xuất khẩu sang Hoa Kỳ bị hủy, tạm dừng, có đơn vị bị hủy tất cả đơn hàng đã ký.