| Hotline: 0983.970.780

Sản xuất sầu riêng đáp ứng yêu cầu xuất khẩu:

Vườn sầu riêng 'nói không' với hóa chất

Thứ Năm 15/05/2025 , 10:15 (GMT+7)

ĐẮK NÔNG Không chạy theo lợi nhuận trước mắt, anh Lâm kiên trì học hỏi và áp dụng hiệu quả phương pháp canh tác hữu cơ cho vườn sầu riêng 15ha.

Mô hình trồng sầu riêng theo hướng hữu cơ của anh Trần Thái Lâm ở thôn Phú Xuân, xã Đắk Nia, thành phố Gia Nghĩa (tỉnh Đắk Nông) đang nổi lên như một điển hình cho hướng sản xuất nông nghiệp bền vững, giá trị cao.

Không chạy theo lợi nhuận trước mắt

Bài liên quan

Với diện tích 15ha trồng giống sầu riêng Musang King, trong đó có 8ha đang cho thu hoạch năm thứ ba, anh Lâm đã và đang chứng minh làm nông nghiệp hữu cơ tuy gian nan nhưng là con đường tất yếu nếu muốn đưa nông sản Việt Nam chinh phục thị trường thế giới.

Từ những ngày đầu bước vào nghề trồng sầu riêng, anh Lâm đã xác định rõ định hướng làm nông nghiệp sạch. Không chạy theo lợi nhuận trước mắt, anh dành nhiều thời gian đến các tỉnh miền Tây như Tiền Giang, Bến Tre, Long An… để học hỏi kinh nghiệm trồng sầu riêng theo hướng hữu cơ.

Từ những chuyến đi đó, anh nhận thức rõ những yêu cầu khắt khe của thị trường xuất khẩu, nhất là Trung Quốc - thị trường đang siết chặt kiểm soát dư lượng hóa chất, kim loại nặng như Cadimi (Cd), chì (Pb) trên quả sầu riêng. Từ đó, anh Lâm mạnh dạn thay đổi toàn bộ quy trình canh tác tại vườn nhà. Toàn bộ diện tích vườn sầu riêng không sử dụng phân hóa học hay thuốc bảo vệ thực vật. Thay vào đó, anh sử dụng phân trùn quế và phân hữu cơ tự ủ từ phụ phẩm nông nghiệp như vỏ cà phê, rơm rạ, cành lá sầu riêng sau tỉa…

Anh Trần Thái Lâm kiểm tra vườn sầu riêng thời kỳ ra hoa. Ảnh: Phạm Hoài. 

Anh Trần Thái Lâm kiểm tra vườn sầu riêng thời kỳ ra hoa. Ảnh: Phạm Hoài

Bài liên quan

“Làm hữu cơ vất vả lắm, chi phí cũng cao hơn nhưng đổi lại cây khỏe, năng suất cao, sản phẩm sạch và bền vững với môi trường. Trước đây, chi phí chăm sóc mỗi cây sầu riêng trưởng thành khoảng 1 triệu đồng nhưng chỉ đạt năng suất khoảng 60kg/cây. Giờ chi phí tuy tăng lên khoảng 1,3 – 1,5 triệu đồng/cây nhưng năng suất tăng rõ rệt, đạt tới 90kg/cây - con số đáng mơ ước với nhiều người làm vườn”, anh Lâm nói.

Theo tính toán của anh Lâm, nếu thời tiết năm nay thuận lợi, năng suất sầu riêng trung bình có thể đạt khoảng 10 - 12 tấn/ha. Với giá thị trường hiện dao động từ 120.000 – 130.000 đồng/kg sầu riêng Musang King, sau khi trừ chi phí, mỗi ha sầu riêng Musang King có thể cho lợi nhuận trên 800 triệu đồng.

Theo anh Lâm, vùng đất đỏ bazan của Đắk Nông vốn nổi tiếng giàu dinh dưỡng, tầng đất dày, thích hợp cho các loại cây công nghiệp và ăn trái lâu năm như sầu riêng. Tuy nhiên, nơi đây cũng có lượng mưa cao, dễ phát sinh nấm bệnh, nhất là các bệnh nguy hiểm như rệp sáp, xì mủ thân, thối rễ... Nếu không kiểm soát hiệu quả, người trồng buộc phải dùng đến thuốc hóa học, ảnh hưởng lớn đến chất lượng sản phẩm và tính bền vững của mô hình.

Thay vì phòng trừ sâu bệnh hại bằng thuốc hóa học, anh sử dụng các loại nấm đối kháng, chế phẩm sinh học, tỏi, gừng, ớt lên men... để phòng trừ. Bên cạnh đó, hệ thống tưới và thoát nước trong vườn cũng được thiết kế khoa học nhằm tránh úng, giảm thiểu nguy cơ phát sinh nấm bệnh trong mùa mưa.

Anh Trần Thái Lâm thường xuyền chia sẻ và phổ biến kiến thức trồng, chăm sóc sầu riêng theo hướng hữu cơ cho các bạn trẻ. Ảnh: Phạm Hoài.

Anh Trần Thái Lâm thường xuyền chia sẻ và phổ biến kiến thức trồng, chăm sóc sầu riêng theo hướng hữu cơ cho các bạn trẻ. Ảnh: Phạm Hoài.

Nhiều hộ học tập, làm theo

Một bước tiến lớn trong hành trình canh tác hữu cơ của anh Lâm là khi vườn sầu riêng của anh được cấp mã số vùng trồng – điều kiện tiên quyết để có thể xuất khẩu chính ngạch sang các thị trường lớn. Điều này không chỉ chứng minh tính chuyên nghiệp trong tổ chức sản xuất mà còn được ngành nông nghiệp ghi nhận đối với mô hình canh tác được chuẩn hóa theo quy trình quốc tế.

Ông Ngô Ngọc Khanh, Chủ tịch UBND xã Đắk Nia cho biết, mô hình trồng sâu riêng theo hướng hữu cơ của anh Trần Thái Lâm tại thôn Phú Xuân là một điển hình của địa phương trong việc sản xuất nông nghiệp sạch và có giá trị kinh tế cao. Chính quyền xã luôn khuyến khích và tạo điều kiện cho những hộ như anh Lâm bởi đó là hướng đi tất yếu nếu muốn xây dựng thương hiệu sầu riêng Đắk Nông.

“Mô hình trồng sầu riêng theo hướng hữu cơ của anh Lâm có tác động tích cực đến cộng đồng địa phương. Không chỉ dừng lại ở phạm vi vườn nhà, mô hình này còn lan toả, tạo động lực cho nhiều hộ dân xung quanh”, ông Khanh đánh giá.

Anh Trần Thái Lâm đầu tư hệ thống tưới nước tự động đảm bảo cho cây phát triển ổn định vào mùa khô. Ảnh: Phạm Hoài.

Anh Trần Thái Lâm đầu tư hệ thống tưới nước tự động đảm bảo cho cây phát triển ổn định vào mùa khô. Ảnh: Phạm Hoài.

Ngoài ra, anh Trần Thái Lâm cũng thường xuyên chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ kỹ thuật cho những người có cùng mong muốn chuyển đổi sang hướng canh tác hữu cơ. Nhiều hộ dân trong vùng đã bắt đầu học hỏi và áp dụng một phần mô hình của anh, từng bước chuyển theo xu hướng mới.

Cụ thể, ông Nguyễn Văn Hoàng, một hộ trồng vườn sầu riêng cách vườn anh Lâm khoảng 3km cho biết, bản thân cũng đã nhiều lần đến tham quan mô hình của anh Lâm và nhận thấy đây là cách làm hay, cây phát triển ổn định, trái ra đều mà không phải dùng thuốc bảo vệ thực vật và phân hoá học.

“Tôi đến tham quan và học hỏi được rất nhiều điều tại mô hình không thuốc bảo vệ thực vật, không phân hoá học của anh Lâm. Anh Lâm đã tiên phong và với cách làm hiệu quả. Cái hay nhất của anh Lâm là sau quá trình áp dụng thành công quy trình theo hướng hữu cơ hiệu quả, những hộ dân như chúng tôi đã được hưởng lợi vì anh luôn hỗ trợ, truyền đạt kinh nghiệm cho những hộ khác”, ông Hoàng chia sẻ.

Để cây sầu riêng không bị úng nước, anh Lâm đã tạo rãnh thoát giữa các luống giúp nước lưu thông tốt. Ảnh: Phạm Hoài.

Để cây sầu riêng không bị úng nước, anh Lâm đã tạo rãnh thoát giữa các luống giúp nước lưu thông tốt. Ảnh: Phạm Hoài.

Cũng theo ông Hoàng, sau khi học hỏi được cách làm của anh Lâm, gia đình ông đã học tập để thời gian tới áp dụng trên các vườn còn lại nhằm đưa cây sầu riêng phát triển bền vững và chất lượng trái đảm bảo các tiêu chuẩn để xuất khẩu với giá tốt nhất.

Chặng đường phía trước còn nhiều thách thức, nhưng với tâm huyết, sự đầu tư bài bản và quyết tâm theo đuổi con đường nông nghiệp hữu cơ, vườn sầu riêng của anh Lâm sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, trở thành mô hình mẫu cho hàng trăm nông hộ tại Đắk Nông và khu vực Tây Nguyên học hỏi.

Ông Ngô Xuân Đông, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Đắk Nông cho biết, sầu riêng là cây trồng tiềm năng của tỉnh với diện tích toàn tỉnh hiện khoảng hơn 11.700ha. Thời gian qua, diện tích sầu riêng phát triển khá nhanh. Sở đang triển khai thác giải pháp phát triển bền vững, trong đó tập trung hình thành các vùng sầu riêng bảo đảm các tiêu chuẩn xuất khẩu, tập trung xây dựng chất lượng sản phẩm thông qua các mô hình phát triển theo hướng hữu cơ, không lạm dụng hóa chất.

Xem thêm
Chăn nuôi Thái Nguyên nổi bật nhờ công nghệ: [Bài cuối] Công nghệ số thúc đẩy chuyển dịch xanh

Đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số hướng đến phát triển chăn nuôi xanh, tuần hoàn, nâng cao giá trị là một trong những định hướng trọng tâm của Thái Nguyên.

Hà Nội tạm giữ 800kg trứng gà non, tràng gà không rõ nguồn gốc

Lực lượng chức năng phát hiện 800kg trứng gà non, tràng gà đông lạnh không rõ nguồn gốc tại quận Hoàng Mai, Hà Nội, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn thực phẩm.

Hợp tác nghiên cứu và chuyển giao công nghệ canh tác sầu riêng

ĐẮK LẮK Chiều 12/5, Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên và Hiệp hội sầu riêng Đắk Lắk ký hợp tác nghiên cứu, chuyển giao công nghệ trong canh tác sầu riêng.

Tối ưu vận hành liên hồ chứa bằng công nghệ và dữ liệu

Khi tài nguyên nước trở nên khan hiếm và biến động khó lường, ngành thủy lợi chủ động tái cấu trúc cách thức quản lý dựa trên nền tảng công nghệ và dữ liệu.

Đồng Tháp tập huấn về AI cho cán bộ và người dân

Đồng Tháp tổ chức tập huấn AI nhằm nâng cao nhận thức chuyển đổi số cho cán bộ, công chức, viên chức và người dân trên địa bàn tỉnh.

Thủ phủ tôm giống công nghệ cao: [Bài 1] Chiếm hơn 30% sản lượng con giống cả nước

Ninh Thuận được mệnh danh là thủ phủ tôm giống của cả nước, bởi địa phương này có 460 cơ sở sản xuất và chiếm hơn 30% sản lượng tôm giống toàn quốc.

Giải phóng sức sáng tạo cho khoa học lâm nghiệp

Nguồn lực và cơ chế, chính sách từ Nghị quyết 57 được kỳ vọng sẽ gỡ được tình trạng 'hồ sơ tài chính nhiều hơn hồ sơ khoa học'.