| Hotline: 0983.970.780

Viện BVTV kết luận về bệnh vàng lá trên vườn cam ở Văn Chấn

Thứ Năm 28/06/2018 , 16:01 (GMT+7)

Báo NNVN ra ngày 22/5/2018 đăng bài: “Nguy cơ vùng cam Văn Chấn bị xóa sổ”, ngày 6/6/2018, Bộ NN- PTNT tổ chức đoàn công tác do TS Lê Văn Đức, Cục phó Cục trồng trọt, TS Nguyễn Văn Liêm, Viện trưởng Viện BVTV tiến hành thị sát vùng cam Văn Chấn tại thị trấn Nông trường Trần Phú.

14-39-54_h1
Đoàn công tác thị sát vườn cam bị bệnh

Đoàn công tác đã lấy mẫu lá, rễ của những cây bị bệnh và những cây chưa bị bệnh và tìm hiểu kỹ thuật canh tác của người dân.

Ngày 18/6/2018, Viện BVTV đã có báo cáo kết quả điều tra xác định tác nhân gây bệnh vàng lá trên vườn cam huyện Văn Chấn: “Kết quả phân tích đất và rễ cho thấy 100% số vườn đều bị nhiễm các đối tượng nấm (Fusarium sp., Phytopthora sp.) và tuyến trùng trong đất (39-195 con/g đất, rễ). Tuyến trùng gây hại ở các vườn cam tại Văn Chấn chủ yếu là loài tuyến trùng bán nội ký sinh Tylenchulus sp., loài nội ký sinh Pratylenchus sp. có ghi nhận với mât độ tương đối thấp. Tuy nhiên tuyến trùng gây hại tạo điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật gây bệnh như nấm xâm nhập và gây bệnh cho cây”.

Báo cáo đã đề ra biện pháp xử lý cho vườn cây bị vàng lá thối rễ: Xử lý nguồn bệnh bằng thuốc BVTV và phục hồi bộ rễ. Thuốc trừ tuyến trùng chứa hoạt chất Ethoprophos; Carbosulfan, Abamectin kết hợp với thuốc trừ nấm bệnh chứa hoạt chất Metalaxyl + Mancozeb; Dimethomorph + Cuprous oxide hoặc Fostyl Aluminum (Aliette), xử lý 2-3 lần. Các thuốc hóa học được khuyến cáo cho tuyến trùng có hoạt chất carbosulfan, abamectin, abamectin+thiamethoxam,...

Sau xử lý thuốc BVTV 7 - 10 ngày xử lý chất kích ra rễ bằng thuốc điều hòa sinh trưởng, phân bón có khả năng kích thích ra rễ hoặc tăng lượng phân lân. Tạo bổ sung hệ thống mương thoát nước chính, rãnh thoát nước mặt. Tăng cường bón phân hữu cơ (kết hợp sử dụng các chế phẩm sinh học bón vào đất cùng với phân hữu cơ), phân vi sinh, tăng nguồn vi sinh vật có lợi trong đất cạnh tranh với tuyến trùng gây hại và giúp cây sinh trưởng tốt làm hạn chế tác hại do tuyến trùng gây ra; bón phân hóa học cân đối (bón phân hóa học cần kiểm tra thành phần cơ giới của đất để có khuyến cáo đạt hiệu quả cao nhất).

Sở NN- PTNT Yên Bái đã có công văn gửi các huyện, hướng dẫn cách trị bệnh vàng lá thối rễ trên cây cam cho người dân.

14-39-54_h2
TS Nguyễn Văn Liêm (thứ nhất bên phải) cùng cán bộ của Viên BVTV kiểm tra cây cam bị bệnh

 

Xem thêm
Chăn nuôi lợn tuần hoàn, công nghệ cao để an toàn, bền vững

HẢI PHÒNG Mô hình chăn nuôi tuần hoàn, ứng dụng công nghệ cao là một điển hình thành công mà còn mở ra hướng đi bền vững, tất yếu cho người chăn nuôi tại Hải Phòng.

Lợn chết như ngả rạ, nhiều hộ chăn nuôi điêu đứng

LÀO CAI Tại xã Quy Mông hàng chục hộ dân đang rơi vào cảnh điêu đứng khi dịch tả lợn Châu Phi bùng phát. Lợn bệnh, lợn chết la liệt, nhiều trang trại đã trống chuồng.

Nhà máy đường An Khê mở rộng thêm 2.000 hecta mía nguyên liệu mỗi vụ

GIA LAI Theo kế hoạch, mỗi vụ sản xuất Nhà máy đường An Khê sẽ mở rộng diện tích vùng nguyên liệu mía thêm 2.000 hecta.

Cần hoàn thiện thông tin về nông hộ để ngành cà phê đáp ứng quy định EUDR

Hơn 600.000 nông hộ cà phê Việt Nam đối mặt thách thức lớn khi EU siết yêu cầu truy xuất và chống mất rừng từ cuối năm 2025.

Tiết kiệm hơn 30% chi phí phân bón nhờ phương pháp dúi phân

SƠN LA Phương pháp bón dúi phân kết hợp kỹ thuật cấy hàng rộng - hàng hẹp giúp giảm thất thoát, giảm số lần bón phân, chi phí phân bón giảm khoảng 30%, hạn chế sâu bệnh.

Biến phụ phẩm thủy sản thành 'vàng xanh': [Bài 3] Biến vỏ sò, ốc biển thành trang sức giá trị cao

TP.HCM Không chỉ xương cá, vỏ tôm… vỏ sò, ốc cũng được các nghệ nhân tận dụng hiệu quả, tái chế thành quà lưu niệm, trang sức có giá trị cao.

Cần Thơ trồng 5 ha rừng ngập mặn trên đất bãi bồi ven biển

Trồng và bảo vệ rừng hiện không còn là nhiệm vụ của ngành nông nghiệp và môi trường mà trở thành trách nhiệm chung của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.

Bình luận mới nhất