| Hotline: 0983.970.780

Tìm cách cứu vùng cam Văn Chấn trước nguy cơ xóa sổ

Thứ Hai 28/05/2018 , 13:30 (GMT+7)

Ngay sau khi báo NNVN đăng bài "Vùng cam Văn Chấn nguy cơ bị xóa sổ", Sở NN-PTNT Yên Bái đã chỉ đạo Chi cục Trồng trọt - BVTV cử cán bộ tới vùng cam bị bệnh vàng lá thối rễ tìm hiểu để đưa ra biện pháp xử lý giúp người dân…

18-40-03_1
Những cây cam bị chết do nhiễm bệnh vàng lá thối rễ

Đoàn công tác của Chi cục Trồng trọt - BVTV đã tới thị trấn Trần Phú, trung tâm của vùng cam Văn Chấn bị bệnh vàng lá thối rễ hoành hành. Theo thống kê sơ bộ của Trạm BVTV Văn Chấn, tới thời điểm này đã có 201,7ha cam bị nhiễm bệnh vàng lá thối rễ ở tất cả các xã trồng cam vùng ngoài Văn Chấn. Trong đó thị trấn Trần Phú bị nặng nhất 136ha, các xã Thượng Bằng La gần 50ha, Nghĩa Tâm hơn 40ha…

Trên số diện tích bị nhiễm 10% cây đã chết khô, 50% có thể hồi phục nếu dùng thuốc xử lý ngay, còn lại không thể cứu chữa.

Nguyên nhân của bệnh vàng lá thối rễ do hai loại nấm gây ra, đó là nấm Fusarium solani và Phytophthora spp luôn có trong đất đã xâm nhập vào chỗ thối của rễ non, hoặc do côn trùng, rệp sáp gây vết thương.

Bệnh xuất hiện vào mùa mưa, những nơi bị ngập úng, đất có thành phần sét thiếu phân hữu cơ, lạm dụng phân hóa học, thuốc trừ cỏ, thuốc trừ sâu quá mức, phân hữu cơ chưa hoai mục, mua cây giống trôi nổi…

18-40-03_2
Vườn cam của gia đình ông Muôn được cứu sống

Đoàn công tác còn nhận thấy, nhiều hộ dùng phân gà, phân chim cút không ngâm ủ, nên cây bị bệnh nặng hơn. Đó là những tác nhân gây ra bệnh vàng lá thối rễ.

Tất cả những loại cam đều bị nhiễm gồm cam sành, cam Canh, cam sen, cam V2, nhưng nặng nhất là cam sành ở tất cả độ tuổi, từ 3 - 15 năm.

Những hộ nào làm theo hướng dẫn của Chi cục Trồng trọt - BVTV thì hạn chế được sự lây lan dịch bệnh và phục hồi được vườn cam. Đó là gia đình các ông Đặng Công Muôn, Cao Văn Mạnh ở thôn 9 xã Tân Thịnh.

Gia đình ông Mạnh trồng 2ha cam, gồm 100 gốc cam sành, 600 gốc cam Canh, 200 gốc cam sen, năm 2017 bị nhiễm bệnh vàng lá thối rễ khiến vườn cam vàng rụng gần hết lá. Nhìn vườn cam rụng lá và quả ông vô cùng lo lắng, đã mua 10 triệu tiền thuốc EDDY 72WP để tưới cho toàn bộ diện tích cam, kết hợp bón phân hữu cơ và vô cơ. Điều kỳ diệu, vườn cam phục hồi nhanh chóng sau 3 lần sử dụng thuốc. Ông cho biết: Tôi mất 10 triệu tiền mua thuốc nên cứu được vườn cam và thu được 500 triệu năm 2017…

Gia đình ông Đặng Công Muôn năm 2018 trồng mới 100 gốc cam sành, ông đã sử dụng thuốc EDDY 72WP tưới trước khi trồng, để diệt tận gốc nấm ngay từ khi mới trồng.

Ông Lại Thế Hùng - Phó Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm và thủy sản Yên Bái, thành viên đoàn công tác cho hay: Bệnh vàng lá thối rễ trên diện tích cam huyện Văn Chấn là điều đáng lo ngại. Tuy nhiên, bước đầu chúng tôi đã xác định được nguyên nhân và cách phòng chữa bệnh cho cây cam. Vài ngày tới chúng tôi sẽ mở các lớp tập huấn cho tất cả các hộ trồng cam, giúp họ xử lý triệt để bệnh vàng lá thối rễ cứu vùng cam Văn Chấn trước nguy cơ xóa sổ.

18-40-03_3
Ông Lại Thế Hùng (thứ nhất bên phải) trao đổi với các hộ dân trông cam

 

Xem thêm
Chăn nuôi lợn tuần hoàn, công nghệ cao để an toàn, bền vững

HẢI PHÒNG Mô hình chăn nuôi tuần hoàn, ứng dụng công nghệ cao là một điển hình thành công mà còn mở ra hướng đi bền vững, tất yếu cho người chăn nuôi tại Hải Phòng.

31 con lợn chết bất thường, Lâm Đồng siết chặt phòng dịch

Lâm Đồng siết chặt phòng chống dịch sau khi phát hiện đàn lợn chết bất thường tại xã Bảo Lâm 1, cảnh báo nguy cơ bùng phát dịch bệnh.

Cần hoàn thiện thông tin về nông hộ để ngành cà phê đáp ứng quy định EUDR

Hơn 600.000 nông hộ cà phê Việt Nam đối mặt thách thức lớn khi EU siết yêu cầu truy xuất và chống mất rừng từ cuối năm 2025.

Tiết kiệm hơn 30% chi phí phân bón nhờ phương pháp dúi phân

SƠN LA Phương pháp bón dúi phân kết hợp kỹ thuật cấy hàng rộng - hàng hẹp giúp giảm thất thoát, giảm số lần bón phân, chi phí phân bón giảm khoảng 30%, hạn chế sâu bệnh.

Biến phụ phẩm thủy sản thành 'vàng xanh': [Bài 3] Biến vỏ sò, ốc biển thành trang sức giá trị cao

TP.HCM Không chỉ xương cá, vỏ tôm… vỏ sò, ốc cũng được các nghệ nhân tận dụng hiệu quả, tái chế thành quà lưu niệm, trang sức có giá trị cao.

Cần Thơ trồng 5 ha rừng ngập mặn trên đất bãi bồi ven biển

Trồng và bảo vệ rừng hiện không còn là nhiệm vụ của ngành nông nghiệp và môi trường mà trở thành trách nhiệm chung của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.

Bình luận mới nhất