| Hotline: 0983.970.780

Ứng dụng các chế phẩm vi sinh vào chăn nuôi

Thứ Năm 12/09/2019 , 08:34 (GMT+7)

Chúng ta đang hướng tới nền nông nghiệp sạch, bền vững, nên cần phải hạn chế và thay thế dần dần các loại hóa chất dùng trong sản xuất và chế biến các loại thực phẩm, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng về vệ sinh, an toàn thực phẩm.

Lãnh đạo Cục Chăn nuôi trao quyết định công nhận tiến bộ kỹ thuật cho đại diện nhóm tác giả.

Các chế phẩm sinh học có nguồn gốc từ tự nhiên, đặc biệt các chế phẩm được sản xuất từ các loài vi vinh vật hữu ích đã đáp ứng được tiêu chí của người sản xuất và người tiêu dùng như thay thế các loại hóa chất, thuốc trừ sâu, các loại kháng sinh bổ sung vào thức ăn chăn nuôi bằng các loại enzyme có nguồn gốc từ vi sinh vật, các chế phẩm probiotic đảm bảo có lợi cho sức khỏe của người tiêu dùng, chế phẩm vi sinh vật phòng trừ bệnh hại, không gây tác động xấu  tới môi trường.

Riêng trong ngành chăn nuôi, sử dụng men vi sinh phối trộn vào thức ăn cho vật nuôi là một hướng đi giúp cho các hộ gia đình, trang trại nâng cao hiệu quả chăn nuôi. Men vi sinh (còn gọi là probiotic) là các chế phẩm chứa vi sinh vật có ích cho đường ruột, khi ăn (uống) vào sẽ giúp cải thiện sự cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột và có lợi cho sức khỏe. Những vi khuẩn có ích này giúp vật nuôi tiêu hóa thức ăn tốt, ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn có hại, khắc phục tình trạng loạn khuẩn ruột, tăng cường hệ miễn dịch vào bảo vệ đường ruột. Nhờ đó, hệ tiêu hóa luôn khỏe mạnh, tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn.

Điểm cuối của quá trình này, là tiết giảm chi phí thức ăn, giảm tỷ lệ mắc bệnh của vật nuôi, đặc biệt là bệnh đường ruột, làm giảm chi phí thuốc trị bệnh. Gia súc, gia cầm  sinh trưởng, phát triển tốt, lớn nhanh hơn. Khử mùi hôi thối của chuồng trại chăn nuôi, cải thiện môi trường, bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, giảm chi phí và tăng lợi nhuận. Và từ đó tạo ra nguồn thực phẩm sạch, an toàn cho người tiêu dùng.

Thành lập từ năm 2004, R.E.P Biotech ngay từ những sản phẩm đầu tiên đã định hướng sẽ hoàn toàn đi trên nền tảng công nghệ sinh học. Và từ năm 2011, Ban giám đốc R.E.P Biotech đã thành lập dự án Nghiên cứu sản xuất chế phẩm vi sinh dùng trong chăn nuôi với các chủng vi khuẩn hữu ích như Bacillus subtilis REP 2106, Lactobacillus acidophilus REP 1107, Lactobacillus casei REP 1206, Lactobacillus rhamnosus REP 1503.

Trải qua quá trình nghiên cứu lâu dài, cùng với phần trình bày và phản biện trước hội đồng thẩm định bao gồm các nhà khoa học, các chuyên gia đầu ngành chăn nuôi của Bộ NN-PTNT, đến nay dự án đã nhận được quyết định công nhận tiến bộ kỹ thuật trong lĩnh vực chăn nuôi do Cục trưởng Cục Chăn nuôi ký ban hành. Đây được xem là tiến bộ rất đáng ghi nhận của các doanh nghiệp, với sự đồng hành của Nhà nước trong quá trình xây dựng nền chăn nuôi an toàn, hiện đại.

Nhằm động viên nhóm các chuyên gia của R.E.P Biotech, vừa qua lãnh đạo Cục Chăn nuôi đã trao Quyết định công nhận tiến bộ kỹ thuật "Sản xuất chế phẩm vi sinh dùng trong chăn nuôi với các chủng vi khuẩn hữu ích Bacillus subtilis REP 2016, Lactobacillus acidolphilus REP 1107, Lactobacillus casei REP 1206, Lactobacillus rhamnosus REP 1503" cho các tác giả Ngô Quốc Cường, Hồ Trung Thông, Phạm Thái Bình, Lê Thị Tường Vy. 

Đây là các chế phẩm vi sinh với các chủng vi khuẩn hữu ích, giúp vật nuôi hấp thụ thức ăn hiệu quả, nâng cao sức đề kháng cho vật nuôi, nâng cao giá trị và thu nhập cho người chăn nuôi. Đặc biệt trong bối cảnh nền chăn nuôi Việt Nam đang hướng đến không dùng kháng sinh, để đem đến nguồn thực phẩm an toàn cho người tiêu dùng thì một trong nhiều giải pháp được các chuyên gia khuyên dùng là nâng cao sức đề kháng, tăng cường hệ miễn dịch trên vật nuôi bằng các chế phẩm sinh học.

Chăn nuôi là lĩnh vực có tiềm năng rất lớn, song việc chăn nuôi nhỏ lẻ, lạc hậu khiến sản phẩm rất khó xuất khẩu, đồng thời dịch bệnh xảy ra nhiều. Để phát triển, việc ứng dụng những công nghệ hiện đại là xu thế tất yếu của chăn nuôi Việt Nam trên con đường hội nhập quốc tế. Ngành chăn nuôi đang chiếm vị trí rất quan trọng, tạo ra việc làm và an sinh xã hội. Theo số liệu của Hội Chăn nuôi Việt Nam, thì chi phí sản xuất 1kg thịt gà ở Ấn Độ là 1,1 USD, Malaysia 1,15 USD, trong khi ở Việt Nam là 1,6 USD; giá thịt heo tại Mỹ rẻ hơn Việt Nam 40%… Giá thức ăn của Việt Nam cũng cao hơn thế giới 15 - 20%, do phần lớn nguyên liệu là nhập khẩu.

Hội Chăn nuôi Việt Nam cho rằng, ứng dụng công nghệ cao chính là bước đột phá nhằm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm lên 15 - 20%, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm chăn nuôi trong nước với nhập khẩu. Ông Nguyễn Văn Bộ, nguyên GĐ Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam từng phát biểu: “Hiện tại ở Việt Nam, một người làm nông nghiệp chỉ nuôi được 2 - 2,5 người, trong khi ở các nước phát triển, một lao động nông nghiệp nuôi được 100 - 150 người”.

Có thể nói với 7 triệu hộ chăn nuôi, nếu được tổ chức tốt, sẽ có thể tạo ra lượng của cải nuôi sống 700 triệu hộ gia đình khác. Nhất là thời gian vừa qua, dịch bệnh tả Châu Phi xảy ra trên đàn lợn cả nước, với số đầu lợn tiêu hủy từ 4 - 5 triệu con khiến nhiều người chăn nuôi hết sức khó khăn, thua lỗ, nhiều hộ, nhiều trang trại chăn nuôi phải treo chuồng thì việc tiết giảm chi phí thức ăn chăn nuôi, gia tăng hiệu quả và nâng cao thu nhập là một yêu cầu bức thiết. Vì vậy định hướng nghiên cứu, sản xuất chế phẩm vi sinh dùng trong chăn nuôi với các chủng vi khuẩn hữu ích của nhóm chuyên gia từ R.E.P Biotech là rất đáng hoan nghênh.

Xem thêm
Thịt lợn ế ẩm chưa từng có

QUẢNG NGÃI Dịch tả lợn Châu Phi lan rộng ở Quảng Ngãi, gây thiệt hại nặng nề cho người nuôi. Các tiểu thương bán thịt lợn cũng rơi vào cảnh ế ẩm chưa từng có.

Bị xử phạt 5,5 triệu đồng do vứt xác lợn chết ra môi trường

TUYÊN QUANG Từ 19 đến 22/7, tỉnh Tuyên Quang buộc phải tiêu hủy 5.481 con lợn mắc dịch tả lợn Châu Phi tại 376 hộ thuộc 114 thôn, 22 xã, với tổng trọng lượng hơn 304 tấn.

Thử nghiệm khắc phục vùng trồng sầu riêng bị nhiễm cadimi

ĐỒNG THÁP Đồng Tháp - địa phương có diện tích sầu riêng lớn nhất ĐBSCL tiên phong thử nghiệm mô hình giải độc cadimi, mở ra hướng canh tác bền vững và an toàn.

Nhà máy đường An Khê mở rộng thêm 2.000 hecta mía nguyên liệu mỗi vụ

GIA LAI Theo kế hoạch, mỗi vụ sản xuất Nhà máy đường An Khê sẽ mở rộng diện tích vùng nguyên liệu mía thêm 2.000 hecta.

Thiếu dữ liệu, nông hộ cà phê khó đáp ứng quy định EUDR

Hơn 600.000 nông hộ cà phê Việt Nam đối mặt thách thức lớn khi EU siết yêu cầu truy xuất và chống mất rừng từ cuối năm 2025.

Hàng trăm tàu cá bị kiểm tra, xử lý trên vịnh Bắc Bộ

HẢI PHÒNG Từ đầu năm 2025 đến nay, Chi cục Kiểm ngư Vùng I đã tuần tra 80 ngày trên biển, kiểm tra 187 tàu cá, xử lý hàng chục trường hợp vi phạm.

Cần Thơ trồng 5 ha rừng ngập mặn trên đất bãi bồi ven biển

Trồng và bảo vệ rừng hiện không còn là nhiệm vụ của ngành nông nghiệp và môi trường mà trở thành trách nhiệm chung của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.

Bình luận mới nhất