Thứ Bảy, 19/4/2025 21:21 (GMT +7)

| Hotline: 0983.970.780

Từ cánh đồng truyền thống đến vùng lúa phát thải thấp

Thứ Sáu 11/04/2025 , 08:37 (GMT+7)

ĐBSCL An Giang và Đồng Tháp đang tạo dấu ấn trong hành trình chuyển đổi sản xuất lúa chất lượng cao, phát thải thấp, góp phần phát triển nền nông nghiệp xanh, bền vững vùng ĐBSCL.

Vai trò then chốt của HTX

Thực hiện Đề án phát triển bền vững 1 triệu hecta chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030, tỉnh An Giang và Đồng Tháp đã và đang có những bước đi cụ thể, phù hợp với điều kiện thực tế địa phương, bước đầu đạt được nhiều kết quả khả quan.

An Giang đặt mục tiêu đến năm 2025 triển khai hơn 44.000 ha sản xuất lúa chất lượng cao, giảm phát thải tại 11/11 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh. Tất cả các địa phương đã ban hành kế hoạch thực hiện và thành lập Ban chỉ đạo, bảo đảm sự đồng bộ trong triển khai.

Vai trò then chốt của HTX trong việc tổ chức sản xuất lúa quy mô lớn. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Vai trò then chốt của HTX trong việc tổ chức sản xuất lúa quy mô lớn. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Trong năm 2024, An Giang đã xây dựng 22 mô hình trình diễn với diện tích hơn 1.100 ha (đạt 5,42% kế hoạch). Các mô hình đều áp dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật như gieo sạ thưa, sử dụng giống xác nhận, tiết giảm lượng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật, quản lý nước hiệu quả. Qua đó, giúp giảm trung bình 67kg lúa giống/ha, giảm chi phí từ 4-5 triệu đồng/ha, lợi nhuận tăng thêm từ 3,6-5,3 triệu đồng/ha so với đối chứng.

Tính riêng vụ đông xuân 2024-2025, ngành nông nghiệp An Giang đã phối hợp cùng các địa phương triển khai 40 mô hình trình diễn với tổng diện tích 566 ha, trong đó 38 mô hình đã thu hoạch. Kết quả cho thấy năng suất tăng bình quân 0,78 tấn/ha, lợi nhuận tăng hơn 9,3 triệu đồng/ha.

Ngoài ra, huyện Châu Phú là địa phương tiên phong trong triển khai mô hình hợp tác công tư (PPP), kết nối doanh nghiệp trong chuỗi giá trị sản xuất và tiêu thụ lúa. Mô hình trên diện tích 3,5 ha đạt lợi nhuận tăng hơn 11 triệu đồng/ha so với đối chứng. Đây được xem là hướng đi tiềm năng nhằm phát triển bền vững và thu hút doanh nghiệp cùng đồng hành với nông dân.

Tính đến nay, tổng diện tích lúa áp dụng quy trình theo định hướng Đề án đạt 8.536 ha (chiếm 41,4% kế hoạch năm 2024). Trong đó, diện tích áp dụng 3 tiêu chí cơ bản (giảm lượng giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và áp dụng cơ giới hóa đồng bộ) đạt hơn 38.900 ha, áp dụng 4 tiêu chí đạt 18.158 ha và áp dụng đủ 5 tiêu chí theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Môi trường là 15.418 ha.

Đánh giá về quá trình triển khai, ông Trần Thanh Hiệp, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường An Giang cho biết: Đề án 1 triệu hecta lúa chất lượng cao, phát thải thấp là hướng đi đúng đắn, phù hợp với điều kiện sinh thái và xu thế phát triển nông nghiệp xanh, tuần hoàn.

Tuy nhiên, quá trình triển khai vẫn còn không ít khó khăn, đặc biệt là việc thay đổi tập quán canh tác của người dân và việc kêu gọi doanh nghiệp tham gia liên kết chuỗi. Vì vậy, ngành nông nghiệp An Giang đang tăng cường công tác tuyên truyền, tập huấn kỹ thuật, đồng thời tham mưu UBND tỉnh ban hành các chính sách hỗ trợ thiết thực để khuyến khích nông dân và doanh nghiệp cùng tham gia.

Ông Hiệp nhấn mạnh, vai trò then chốt của HTX trong việc tổ chức sản xuất quy mô lớn, có hợp đồng tiêu thụ ổn định. Hiện nay, nhiều HTX vẫn hoạt động ở quy mô nhỏ lẻ, chưa đủ năng lực kỹ thuật và tài chính để trở thành “cầu nối” giữa nông dân và doanh nghiệp. Đây là nút thắt cần được tháo gỡ trong thời gian tới thông qua các chính sách hỗ trợ tăng cường năng lực, ứng dụng công nghệ số và tiếp cận tín dụng ưu đãi.

Một khó khăn khác là chưa có nhiều mô hình trình diễn do cấp huyện chủ trì thực hiện. Phần lớn các mô hình hiện nay do tỉnh triển khai, trong khi ở nhiều địa phương, mặc dù có kế hoạch nhưng chưa tổ chức được mô hình cụ thể để tạo hiệu ứng lan tỏa.

Trong giai đoạn tới, An Giang xác định một số giải pháp trọng tâm, gồm đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người dân hiểu rõ lợi ích lâu dài của đề án như: hỗ trợ hình thành vùng nguyên liệu có liên kết doanh nghiệp, nâng cao vai trò các tổ hợp tác, HTX. Song song đó phát triển hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng phục vụ sản xuất và bố trí nguồn vốn đầu tư công cho giai đoạn 2026-2030 để triển khai đồng bộ các hạng mục cần thiết.

“Với quyết tâm cao, sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị và sự đồng hành của người dân, An Giang kỳ vọng sẽ góp phần quan trọng vào thành công chung của Đề án 1 triệu hecta lúa chất lượng cao, phát thải thấp, góp phần phát triển nền nông nghiệp xanh, bền vững cho toàn vùng ĐBSCL”, ông Trần Thanh Hiệp, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh An Giang kỳ vọng.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Trần Thanh Nam (thứ 2 từ phải qua) thăm cánh đồng trong Đề án 1 triệu hecta lúa tại Đồng Tháp. Ảnh: Minh Đãm.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Trần Thanh Nam (thứ 2 từ phải qua) thăm cánh đồng trong Đề án 1 triệu hecta lúa tại Đồng Tháp. Ảnh: Minh Đãm.

Đồng Tháp đặt mục tiêu đến năm 2030 phát triển 161.000 ha 

Là một trong những địa phương trọng điểm sản xuất lúa của cả nước, tỉnh Đồng Tháp luôn giữ vai trò đầu tàu trong chuyển đổi nông nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững.

Theo ông Huỳnh Minh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp, mục tiêu chúng tôi đề ra đến năm 2030 là phát triển 161.000 ha vùng lúa chất lượng cao, tập trung tại 8 huyện, thành phố trọng điểm. Riêng giai đoạn 2024-2025, Đồng Tháp tập trung củng cố 50.000 ha vùng canh tác hiện có, đồng thời thực hiện mô hình thí điểm 50 ha tại xã Láng Biển, huyện Tháp Mười.

Thu hoạch lúa trên cánh đồng sản xuất lúa chất lượng cao, phát thải thấp tại Đồng Tháp. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Thu hoạch lúa trên cánh đồng sản xuất lúa chất lượng cao, phát thải thấp tại Đồng Tháp. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Trong năm 2024, mô hình thí điểm đã ghi nhận kết quả tích cực, giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành và tăng lợi nhuận cho nông dân từ 5,3-9 triệu đồng/ha, đồng thời giúp giảm phát thải khí nhà kính từ 3,9-4,9 tấn CO₂/ha/vụ. Đến nay, tổng diện tích lúa tham gia Đề án tại Đồng Tháp đạt hơn 25.500 ha, chiếm hơn 51% kế hoạch năm 2025, với sự tham gia của nhiều doanh nghiệp và HTX trong liên kết tiêu thụ và hỗ trợ kỹ thuật.

Bên cạnh đó, tỉnh chú trọng đầu tư nâng cấp hạ tầng vùng chuyên canh, tăng cường đào tạo kỹ thuật cho nông dân, áp dụng cơ giới hóa và công nghệ số trong canh tác. Đồng Tháp cũng là một trong những địa phương đầu tiên ban hành hướng dẫn thực hiện chương trình tín dụng ưu đãi dành cho các tổ chức, cá nhân tham gia Đề án.

Trồng lúa giảm phát thải giúp tăng lợi nhuận cho nông dân từ 5,3-9 triệu đồng/ha, đồng thời giúp giảm phát thải khí nhà kính từ 3,9-4,9 tấn CO₂/ha/vụ. Ảnh: Minh Đãm.

Trồng lúa giảm phát thải giúp tăng lợi nhuận cho nông dân từ 5,3-9 triệu đồng/ha, đồng thời giúp giảm phát thải khí nhà kính từ 3,9-4,9 tấn CO₂/ha/vụ. Ảnh: Minh Đãm.

Tuy nhiên, ông Huỳnh Minh Tuấn cho biết thêm, việc triển khai vẫn còn nhiều khó khăn như hạ tầng thủy lợi chưa đồng bộ, tỷ lệ liên kết tiêu thụ còn thấp và tâm lý e ngại chuyển đổi của một bộ phận nông dân.

Trong năm 2025, Đồng Tháp đặt mục tiêu nhân rộng ít nhất 50.000 ha vùng chuyên canh đạt tiêu chuẩn, tiếp tục triển khai vụ hè thu với mô hình thí điểm tại Tháp Mười, đồng thời xúc tiến đầu tư hạ tầng phục vụ canh tác, chuẩn bị cho giai đoạn 2026-2030. Tỉnh cũng kiến nghị Trung ương sớm phê duyệt dự án vay vốn Ngân hàng Thế giới (WB) để nâng cấp hạ tầng và kỹ thuật phục vụ sản xuất lúa carbon thấp.

Với cách làm bài bản, quyết tâm chính trị cao và sự vào cuộc đồng bộ từ chính quyền đến doanh nghiệp, người dân, Đồng Tháp đang vững bước trên con đường xây dựng nền nông nghiệp xanh, hiện đại và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Xem thêm
Chưa đạt mục tiêu tăng trưởng, Cục Chăn nuôi và Thú y nêu loạt giải pháp

Theo đó, ngành chăn nuôi và thú y lên kịch bản tăng trưởng cụ thể cho từng quý còn lại của năm với quyết tâm đạt mục tiêu tăng trưởng cả năm 2025.

Hơn 2 tấn cá biển chết do virus gây hoại tử thần kinh

QUẢNG NINH Giai đoạn chuyển mùa khiến dịch bệnh trên thủy sản nguy cơ bùng phát mạnh, Quảng Ninh vừa ghi nhận 2,2 tấn cá biển chết do virus gây hoại tử thần kinh.

Bí thư, chủ tịch xã cũng phải 'quảng cáo, bán hàng'

Để nông sản có chỗ đứng, giám đốc hợp tác xã phải chịu khó tìm kiếm thị trường, thậm chí bí thư, chủ tịch xã cũng phải 'quảng cáo, bán hàng' giúp nông dân.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

169 hạt sen bay lên vũ trụ: Khoa học và niềm tự hào dân tộc

Phi hành gia Amanda Nguyễn mang 169 hạt sen của Việt Nam bay vào không gian là khởi đầu mới trong nghiên cứu khoa học và thể hiện niềm tự hào dân tộc.

Trà Vinh kiểm soát chặt tàu cá không đủ điều kiện hoạt động

Trà Vinh Đây là một trong những nội dung UBND tỉnh Trà Vinh vừa có văn bản giao Sở Nông nghiệp và Môi trường khẩn trương triển khai thực hiện.

Cháy rừng từ Hòa Bình lan sang Hà Nam

HÀ NAM Lực lượng chức năng đang khẩn trương ngăn chặn đám cháy từ tỉnh Hoà Bình lan sang khu rừng ở phường Ba Sao, thị xã Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.