| Hotline: 0983.970.780

Trúng mùa cá cơm, ngư dân thu tiền triệu chỉ sau vài giờ đánh bắt

Thứ Ba 13/09/2022 , 12:23 (GMT+7)

QUẢNG BÌNH Mấy ngày nay, ngư dân vùng biển bãi ngang trúng lớn mùa cá cơm, mỗi chuyến biển vài giờ đồng hồ đánh bắt cũng thu được hơn triệu đồng.

Niềm vui thuyền đầy cá cơm về bến. Ảnh: TT.

Niềm vui thuyền đầy cá cơm về bến. Ảnh: TT.

Những ngày này, vùng biển bãi ngang phía bắc tỉnh Quảng Bình xuất hiện các luồng cá cơm lớn. Nhiều thuyền công suất nhỏ của ngư dân huyện Quảng Trạch liên tục ra khơi đánh bắt được nhiều cá cơm. Mỗi chuyến biển, thuyền đầu cá về bến và ngư dân thu được hàng chục triệu đồng.

Hơn tuần qua, trên bãi biển xã Quảng Xuân (huyện Quảng Trạch, Quảng Bình), luôn đông người từ mờ sáng đến nữa đêm khuya. Hàng chục thuyền bơ nan (thuyền có công suất nhỏ được bà con gọi), cứ thay nhau ra biển, về bến và cảnh người mua, kẻ bán tấp nập.

Ngư dân Quảng Bình khẩn trương đưa cá lên bờ. Ảnh: TT.

Ngư dân Quảng Bình khẩn trương đưa cá lên bờ. Ảnh: TT.

Mờ sáng, thuyền ngư dân Đậu Minh Hùng cập bến, mấy anh em trên thuyền đã nhanh chóng xúc cá cơm tươi cho vào thúng rồi bê lên bờ. Cá cơm dẹt, trắng, dài cỡ ngón tay người lớn cứ bật nhảy lên theo từng bước chân người.

Ông Hùng hồ hởi: “Sáng nay, thuyền tui đi 4 người đánh được gần 1 tấn cá cơm. Chuyến này đi lúc đêm, sáng về cũng được hơn tấn. Xem như cả ngày đi hai chuyến biển. Trừ đi chi phí anh em cũng có thu nhập gần 2 triệu đồng đó. So với mấy năm gần đây vụ này là trúng đậm nên bà con ngư dân vui lắm”.

Được mùa, được giá nên ngư dân vùng biển bãi ngang rất vui mừng. Ảnh: TT.

Được mùa, được giá nên ngư dân vùng biển bãi ngang rất vui mừng. Ảnh: TT.

Ngoài xa, thuyền ông Dương Minh Phúc cũng từ từ cập bến. Mấy ngư dân trên thuyền và những người trên bờ hò nhau chuyển cá lên bến Dù thức qua đêm nhưng vì được mùa cá nên ai cũng không thấy mệt mỏi mà cười nói thật rôm rả.

Ông Phúc xúc dưới thuyền lên một mớ cá tươi đưa cho chúng tôi làm quà. “Lộc biển, ai cũng được hưởng mà”, ông cười thật thoải mái. Ông cho hay, thuyền đi chuyến này trúng luồng nên anh em ngư dân rất mừng, kéo lưới quây đàn cá lại và xúc lên thuyền. “Chia phần đều chuyến này mổi ngư dân cũng được gần 1,7 triệu đồng rồi. Mong đợt được mùa này kéo dài cho bà con có thu nhập”, ông Phúc bộc bạch.

Cùng chung tay với sảo cá nặng. Ảnh: TT.

Cùng chung tay với sảo cá nặng. Ảnh: TT.

Theo nhiều ngư dân, trúng vụ cá sẽ đi theo luồng gần bờ. Cá cơm sống ở tầng nổi, cách bờ hơn 10km và đi theo từng đàn, xuất hiện cả ngày lẫn đêm. Vì vậy, việc đánh bắt rất đơn giản, không mất nhiều thời gian, lại tiết kiệm nhiên liệu. Chính vì vậy, ngư dân cũng đánh bắt cá cơm cả ngày và đêm.

Ông Phúc cho chúng tôi hay: “Ban đêm ngư dân đánh bằng “pha xúc”, nghĩa là dùng đèn dụ đàn cá đến rồi dùng lưới vây lại, dùng vợt lớn xúc cá lên thuyền. Còn ban ngày dùng lưới mắt nhỏ vây lại rồi kéo lên. Cho đến khi thuyền đầy cá thì quay về bến”.

Người mua, kẻ bán nhộn nhịp trên bờ. Ảnh: TT.

Người mua, kẻ bán nhộn nhịp trên bờ. Ảnh: TT.

Khi đông đúc có đến hơn chục thuyền nan cập bờ để chuyển cá lên bãi. Ngư dân nhanh tay chuyển cá từ thuyền vào bờ với nét mặt vui mừng, phấn khởi. Cá cơm tươi ngon bán với giá 15.000 - 20.000 đồng/kg, các loại phương tiện xe máy, ô tô cứ xếp hàng đến rồi ăn no hàng rồi vội vã đi ngay.

Ông Dương Minh Phương, Chủ tịch UBND xã Quảng Xuân cho hay do vùng biển bãi ngang nên đời sống bà con ngư dân còn gặp nhiều khó khăn. Toàn xã có 134 chiếc tàu thuyền đánh cá, trong đó có khoảng 80 chiếc bơ nan đánh bắt gần bờ nên sản lượng thấp, thu nhập của ngư dân không được nhiều.

Cá cơm được sơ chế để làm nước mắm ngon. Ảnh: TT.

Cá cơm được sơ chế để làm nước mắm ngon. Ảnh: TT.

Năm nay, sau đợt mưa lớn, nguồn nước bị xáo trộn, vùng biển ven bờ có nhiều thức ăn, nên ngư dân đánh bắt gần bờ liên tiếp trúng các loại hải sản như: cá cơm, cá nục, ruốc… Trung bình mỗi chuyến biển các thuyền đều đạt sản lượng hơn 1 tấn hải sản, thu về hàng chục triệu đồng.

“Sau một thời gian dài khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 và xăng dầu tăng giá, đây là niềm vui lớn đối với các ngư dân vùng biển bãi ngang xã Quảng Xuân chúng tôi”, ông Phương nhìn nhận..

Cá cơm phơi được nắng bán với giá 200 ngàn đồng/kg. Ảnh: TT.

Cá cơm phơi được nắng bán với giá 200 ngàn đồng/kg. Ảnh: TT.

Bà Dương Thị Xuân, một tư thương thu mua cá cơm cũng vui lắm. Bà bảo nhờ vậy mà ngư dân có tiền, bà mua bán cũng có đồng ra đồng vào. Cá cơm là nguồn nguyên liệu để ngư dân làm nước mắm truyền thống hoặc phơi khô để bán với giá trị cao hơn.

“Nếu nói về chất lượng thì loại nước mắm cá cơm là ngon nhất. Còn phơi khô thì cứ theo tỷ lệ 4 tươi bằng 1 khô. Cá khô cơm được bán với giá 200.000 đồng/kg. Có đến đâu bán hết đến đó mà", bà Xuân nói trong niềm phấn khởi.

Xem thêm
Chưa đạt mục tiêu tăng trưởng, Cục Chăn nuôi và Thú y nêu loạt giải pháp

Theo đó, ngành chăn nuôi và thú y lên kịch bản tăng trưởng cụ thể cho từng quý còn lại của năm với quyết tâm đạt mục tiêu tăng trưởng cả năm 2025.

Hơn 2 tấn cá biển chết do virus gây hoại tử thần kinh

QUẢNG NINH Giai đoạn chuyển mùa khiến dịch bệnh trên thủy sản nguy cơ bùng phát mạnh, Quảng Ninh vừa ghi nhận 2,2 tấn cá biển chết do virus gây hoại tử thần kinh.

Lúa mất mùa, mất giá, nông dân kém vui

GIA LAI Nông dân Gia Lai đang vào vụ thu hoạch lúa đông xuân. Vụ này không chỉ năng suất lúa thấp mà giá lúa cũng giảm, nông dân kém vui.

Bí thư, chủ tịch xã cũng phải 'quảng cáo, bán hàng'

Để nông sản có chỗ đứng, giám đốc hợp tác xã phải chịu khó tìm kiếm thị trường, thậm chí bí thư, chủ tịch xã cũng phải 'quảng cáo, bán hàng' giúp nông dân.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

169 hạt sen bay lên vũ trụ: Khoa học và niềm tự hào dân tộc

Phi hành gia Amanda Nguyễn mang 169 hạt sen của Việt Nam bay vào không gian là khởi đầu mới trong nghiên cứu khoa học và thể hiện niềm tự hào dân tộc.

Cháy rừng từ Hòa Bình lan sang Hà Nam

HÀ NAM Lực lượng chức năng đang khẩn trương ngăn chặn đám cháy từ tỉnh Hoà Bình lan sang khu rừng ở phường Ba Sao, thị xã Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.