| Hotline: 0983.970.780

Trồng 1 cây dâu tây bằng 30 cây ngô

Thứ Bảy 03/02/2024 , 17:35 (GMT+7)

SƠN LA Ông Nguyễn Anh Thu, Chủ tịch UBND xã Cò Nòi bảo rằng, trồng 1 cây dâu tây cho bà con thu nhập hơn 30 cây ngô.

Cây dâu tây xuất hiện ở Cò Nòi (Mai Sơn, Sơn La) từ năm 2015, đến nay đã trở thành cây trồng mang lại thu nhập cao cho bà con nơi đây. Trước khi trồng dâu tây, người dân vẫn trung thành với những cây lương thực như ngô, lúa và chăn nuôi lợn, bò, gà. Từ khi biết đến dâu tây, cây trồng này đã thay đổi cuộc sống nhiều bà con.

Dâu tây đang trở thành cây trồng cho thu nhập cao ở Mai Sơn, Sơn La. Ảnh: Minh Toàn.

Dâu tây đang trở thành cây trồng cho thu nhập cao ở Mai Sơn, Sơn La. Ảnh: Minh Toàn.

Mỗi vụ dâu tây kéo dài khoảng 6 tháng. Người dân phải "ăn cùng dâu, ngủ cùng dâu" tại lều, lán trên nương dâu để có thể chăm sóc dâu một cách cẩn thận nhất. Sau vụ thu hoạch, bà con cho đất nghỉ ngơi, cải tạo đất, nghiên cứu các kỹ thuật trồng mới cho mùa sau.

Dâu tây được trồng ở Mai Sơn (Sơn La) chủ yếu là giống dâu Hana của Nhật Bản. Giống dâu này cho năng suất cao, hình dạng và màu sắc quả đẹp, bắt mắt.

Đây là cây trồng khó chăm sóc bởi trong thời gian chưa có quả, cây dâu tây thường bị nhiều sâu bệnh gây hại. Chỉ tới khi đã ra hoa, ra quả thì cây dâu mới ổn định, ít sâu bệnh. Ông Nguyễn Văn Thu (Cò Nòi, Mai Sơn, Sơn La) – một hộ trồng dâu cho biết, cây dâu tây thường có 2 - 3 loại sâu bệnh gây hại như nấm, phấn trắng, nhện đỏ, nhện xanh… Trong quá trình xử lý sâu bệnh, ông Thu sử dụng một số sản phẩm thuốc trị sâu sinh học, an toàn, thời gian cách ly ngắn.

Ngoài ra trong chăm sóc, người dân phải thường xuyên tỉa lá, bỏ ngó để cây dâu tây có thể đạt được năng suất cao nhất.

Nhiều tiểu vùng ở Sơn La có điều kiện tự nhiên rất thuận lợi để phát triển cây dâu tây. Ảnh: Minh Toàn.

Nhiều tiểu vùng ở Sơn La có điều kiện tự nhiên rất thuận lợi để phát triển cây dâu tây. Ảnh: Minh Toàn.

Nhờ điều kiện tự nhiên thích hợp, cây dâu tây hiện đang được nông dân huyện Mai Sơn mở rộng diện tích. Ông Nguyễn Khắc Hào, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Mai Sơn cho biết: Xã Cò Nòi, huyện Mai Sơn có độ cao trung bình khoảng 850m so với mực nước biển, khí hậu thuận lợi để phát triển cây dâu tây. Đất ở đây có độ phì nhiêu cao, nguồn nước chủ yếu được cung cấp từ suối tự nhiên, rất phù hợp để trồng dâu tây. 

Trước đây, nhiều hộ dân ở Cò Nòi chăn nuôi thua lỗ, lâm vào cảnh nợ nần, nhưng nhờ chuyển sang trồng dâu tây, nay đã trả được hết nợ, đời sống được cải thiện.

Ông Nguyễn Anh Thu, Chủ tịch UBND xã Cò Nòi cho biết: Bà con tận dụng đất trống, đồi núi trọc, cải tạo trồng cây dâu tây. Hiện nay, diện tích dâu tây của xã Cò Nòi hơn 300ha, doanh thu bình quân từ 800 triệu – 1 tỷ đồng/ha. "Trồng 1 cây dâu tây cho bà con thu nhập hơn 30 cây ngô", ông Thu nói.

Anh Mù A Chú gửi con cho ông bà, đến hết vụ ngô lại tìm việc làm ở các nhà vườn trồng dâu tây. Ảnh: Minh Toàn.

Anh Mù A Chú gửi con cho ông bà, đến hết vụ ngô lại tìm việc làm ở các nhà vườn trồng dâu tây. Ảnh: Minh Toàn.

Cây dâu tây không chỉ làm thay đổi cuộc sống của người dân trong vùng mà còn tạo công ăn việc làm cho người dân những vùng lân cận. Nhiều bà con dân tộc Mông, Thái sau khi kết thúc vụ ngô đã xuống Mai Sơn để làm thuê tại các vườn dâu tây.

Anh Mù A Chú (20 tuổi, quê huyện Bắc Yên, Sơn La) là người làm thuê tại vườn dâu tây cho biết, trước kia chưa biết đến cây dâu, khi vụ ngô kết thúc, anh phải đi làm thuê ở Hà Nội, đổ bê tông, nuôi 3 người con cùng bố mẹ già. Kể từ khi có nghề trồng dâu tây, anh không còn phải xuống tận Hà Nội làm thuê, mà có việc làm ngay tại các nhà vườn trồng dâu tây ở Sơn La.

Xem thêm
Dịch tả lợn Châu Phi tại Nghệ An lây lan nhanh

Trên địa bàn tỉnh Nghệ An xảy ra một số loại dịch bệnh chăn nuôi nguy hiểm, đáng ngại hơn cả là diễn biến dịch tả lợn Châu Phi trong thời gian gần đây.

Lập chốt kiểm dịch liên ngành, phòng chống dịch tả lợn Châu Phi

GIA LAI Trước tình hình trên địa bàn đã xảy ra nhiều ổ dịch tả lợn Châu Phi, lãnh đạo tỉnh Gia Lai chỉ đạo phải quyết liệt với công tác phòng chống dịch bệnh này.

Chàng trai 22 tuổi mỗi tháng ẵm 20 triệu đồng nhờ nuôi ong chúa giống

CẦN THƠ Hiện mỗi con ong chúa giống do Tạo sản xuất có giá từ 200.000 đồng. Trung bình mỗi tháng Tạo cung cấp ra thị trường khoảng 800 con, thu nhập gần 20 triệu đồng.

Nông nghiệp Hải Phòng kỳ vọng đột phá sau sáp nhập

HẢI PHÒNG Sau hợp nhất, thế mạnh về biển của Hải Phòng và nông nghiệp công nghệ cao của Hải Dương hứa hẹn sẽ tạo ra cực tăng trưởng mới, giúp phát huy được các tiềm năng.

Chăm sóc chanh leo bằng điện thoại, quả sai trĩu

SƠN LA Áp dụng đồng bộ quy trình canh tác tự động hiện đại, vườn chanh lep của anh Hưởng phát triển rất tốt, quả sai trĩu, việc chăm sóc cũng rất nhàn nhã.

Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 tuyên truyền chống IUU

Vĩnh Long Chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) là trách nhiệm của ngư dân, cơ quan chức năng và toàn xã hội.

Siết chặt bảo vệ rừng trong mùa khai thác hạt ươi

ĐÀ NẴNG Mùa ươi không chỉ giúp bà con cải thiện sinh kế mà còn là thử thách cho công tác bảo vệ rừng, đòi hỏi trách nhiệm của cả người dân và lực lượng chức năng.

Bình luận mới nhất